skip to Main Content

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại

  1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Trọng tài thương mại

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại khi hội đủ hai điều kiện sau:

Thứ nhất, tranh chấp phát sinh thuộc loại tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại.

Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài thương mại, bao gồm:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
  • Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động th­ương mại;
  • Tranh chấp khác mà pháp luật quy định đư­ợc giải quyết tại trọng tài.

Như vậy, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại, theo đó, các tranhh chấp hợp đồng trong kinh doanh được giải quyết tại Trọng tài thương mại không chỉ giới hạn giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh với nhau như Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Cách tiếp cận này của Luật Trọng tài thương mại đã tương thích với quy định của pháp luật nội dung về hợp đồng trong kinh doanh (hợp đồng thương mại).

Thứ hai, tr­ước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không vô hiệu

  • Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.
  • Hình thức thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản.
  • Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài
  • Có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lí, trừ thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn