skip to Main Content

PHÂN BIỆT HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VÀ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và tách rời. Xét về mặt chữ có thể thấy nó hoàn toàn không giống nhau, tuy nhiên lại gây ra nhiều những tranh cãi về bản chất. Bài viết dưới dây, ASV sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 hành vi này.
Công Ty Luật Ánh Sáng Việt

ĐIỂM GIỐNG NHAU

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh có các điểm tương đồng sau:

        Chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh

        Chủ thể thực hiện: Chủ thể kinh doanh

        Tác động không tốt đến sự phát triển của nền kinh tế

        Gây thiệt hại cho người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh

ĐIỂM KHÁC NHAU

Khi so sánh 2 hành vi trên theo những tiêu chí dưới đây có thể thấy được sự khác biệt cơ bản giữa 2 hành vi này và tác động của nó đến sự phát triển của thị trường:

        Về chủ thể:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Chủ thể thực hiện bao gồm: Doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh khác, cá nhân với vai trò người giúp sức,…

+ Hành vi hạn chế cạnh tranh: Doanh nghiệp, hiệp hội, các chủ thể khác.

=> Có thể thấy, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao quát hơn, rộng hơn so với chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh.

        Về tính chất hành vi:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Hành vi mang tính chất đơn phương, trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực và các chuẩn mực kinh doanh.

+ Hành vi hạn chế cạnh tranh: Những hành vi có thể gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

        Về bản chất:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Xuất phát từ ý chí đơn phương của chủ thể cạnh tranh, từ những hành vi đi ngược lại với nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh để giành được vị trí cao hơn trên thị trường.

+ Hành vi hạn chế cạnh tranh: Sử dụng quyền lực công để can thiệp vào quyền tự do ý chí, tự do kinh doanh, giới hạn quyền đó trong chừng mực không làm tổn hại đến môi trường cạnh tranh nói chung cũng như các thành tố tham gia thị trường.

        Về đối tượng, phạm vi thiệt hại:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Tác động đến một hay một số đối thủ cạnh tranh

=> Phạm vi tác động hẹp, chỉ giới hạn ở những đối thủ cạnh tranh với chủ thể có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh

+ Hành vi hạn chế cạnh tranh:

=>  Thị trường cạnh tranh: Cấu trúc thị trường, mô hình phân bổ nguồn lực sản xuất và phân bổ lợi ích

=>   Các thực thể tham gia thị trường: Doanh nghiệp, người tiêu dùng

=> Phạm vi tác động lớn hơn, bao gồm không chỉ có doanh nghiệp mà còn tác động đến cả thị trường cạnh tranh.

        Về hậu quả:

+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Xâm hại đến quyền và lợi ích của đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng.

+ Hành vi hạn chế cạnh tranh: Gây tổn hại tới môi trường cạnh tranh, quyền và lợi ích hợp pháp của các TN khác, người tiêu dùng.

Thông qua bài viết này, Công ty Luật Ánh Sáng Việt muốn giúp các bạn có cái nhìn sâu hơn về hành vi cạnh tranh trên thị trường, gây những thiệt hại nghiêm trọng đến sự phát triển của thị trường cũng như sự phát triển của đất nước, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn