skip to Main Content

Những rủi ro trong quá trình soạn thảo hợp đồng

trong quá trình soạn thảo hợp đồng cần chú ý đến những vấn đề gì? Những rủi ro pháp lý nào hay gặp?

I. Hợp đồng vô hiệu

1.Vô hiệu về mặt hình thức:  

Trong trường hợp nào mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thành lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân thủ theo các quy định đó. Theo pháp luật Việt Nam, khi có sự vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng, một bên khởi kiện ra tòa, tòa sẽ không tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay mà để cho các bên một thời gian hợp lý để xác lập và chỉnh sửa lại mặt hình thức nếu như các bên có ý định tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy, để hạn chế các rủi ro pháp lý này, doanh nghiệp nên lựa chọn loại hợp đồng bằng văn bản và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của loại hợp đồng này. Ví dụ như hợp đồng đại diện thương nhân, bắt buộc phải xác lập dưới dạng văn bản.

2.Vô hiệu về mặt nội dung:

Các trường hợp vô hiệu do nội dung không đúng quy định pháp luật:

  • Nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái đạo đức xã hội.
  • Đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật cấm, trái đạo đức xã hội. Năng lực hành vi dân sự của người ký kết hợp đồng, năng lực hành vi dân sự của pháp nhân.
  • Một trong các bên hoặc cả hai bên không tự nguyện tham gia ký kết hợp đồng.

II.Các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ

Việc soạn thảo các quy định về hợp đồng không chặt chẽ sẽ gây khó khăn cho quá trình thực hiện hợp đồng của  các bên ví dụ như:

  • Gây khó khăn cho việc giao hàng khi địa điểm giao hang không được thỏa thuận cụ thể
  • Không quy định rõ về thời hạn thanh toán làm cho các bên kéo dài thời hạn thanh toán, vốn không xoay vòng được gây thiệt hại cho các bên.
  • Quy định không rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên.
  • Không chặt chẽ trong quy định về đóng gói sản phẩm, cũng như phương thức vận chuyển hàng.
  • Không quy định rõ về phương thức thanh toán cũng như đồng tiền được dung để thanh toán

III.Thiếu Thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh chấp 

Rõ ràng trong một hợp đồng rủi ro là việc khó tránh khỏi,nên thoải thuận các điều khoản về giải quyết tranh chấp là yếu tố tất yếu. Cần thỏa thuận pháp luật được áp dụng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra như: điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, các quy định bồi thường thiệt hại…

IV.Không am hiểu về thông lệ kinh doanh

Khi có hợp đồng thương mại quốc tế các bên thường thỏa thuận với nhau để chọn một văn bản pháp luật để làm căn cứ ký kết hợp đồng. Một số doanh nghiệp trẻ do chưa có kinh nghiệm hoặc chưa được cố vấn kĩ càng,dẫn đến mâu thuẫn trong quá trình đàm phán,gây mất tự tin, mất sự chủ động, không tạo được niềm tin với đối tác.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn