skip to Main Content

Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu đối với tất cả các mặt hàng được đưa ra thị trường tiêu thụ. Điều này bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm đều phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo đó, các cơ sở bắt buộc phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định: nơi kinh doanh thực phẩm bao gồm cả cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm (giết mổ, chế biến thực phẩm)
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống: cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm: hay còn gọi là cửa hàng thực phẩm, chủ yếu chỉ để bán thực phẩm, không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn: cơ sở dịch vụ ăn uống cố định, phục vụ số lượng khách hàng lớn cùng một lúc ( cửa hàng cơm bình dân; bún, phở, miến, cháo;….)
  • Nhà hàng ăn uống: nơi ăn uống có đông khách hàng cùng một thời điểm, cùng sử dụng dịch vụ ăn, uống cùng một lúc.
  • Quán ăn: cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, thường được bố trí ở dọc đường, hè phố, những nơi công cộng.
  • Căng tin: là cơ sở bán đồ ăn, uống, điểm tâm nhẹ và giải khát, hay ăn uống trong tập thể cơ quan.
  • Chợ: nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể: là nơi ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, ấu nướng tại chỗ.
  • Siêu thị: với quy mô lớn, bán thực phẩm và hàng hóa đủ loại.
  • Hội chợ: nơi tổ chức, chưng bày, giới thiệu hàng hóa, đánh giá chất lượng sản phẩm.

Như vậy, các cơ sở yêu cầu Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là rất nhiều, điều này nhằm đảm bảo cho các cơ quan chức năng có thể quản lý chất lượng hàng hóa được đưa ra thị trường đúng yêu cầu về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh đó còn giảm khả năng các cơ sở kinh doanh nhằm mục đích trục lợi sử dụng những thực phẩm bẩn đưa ra thị trường đến tay người tiêu dùng.

Xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh yêu cầu phải có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không có giấy phép:

Theo quy định tại Điều 24, Nghị định 178/2013/NĐ-Cp, quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, pháp luật quy định:

  • Cấp xã có thẩm quyền phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.
  • Cấp huyện có thẩm quyền phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng.
  • Cấp tỉnh trở lên có thẩm quyền phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng đã hết thời hạn trên 3 tháng.

Do đó, việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh là điều cần thiết. Nay Luật Ánh Sáng Việt xin được tư vấn về hồ sơ, trình tự, thủ tục để thực hiện xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở y tế và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nơi nộp hồ sơ:

Tùy từng lĩnh vực quản lý của các Bộ khác nhau, nên việc nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại  Bộ y tế, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Bộ công thương.

Hãy liên hệ với Luật Ánh Sáng Việt , chúng tôi sẽ tư vấn cho Quý khách hàng về:

  1. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng
  2. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ  phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
  3. Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
  4. Đại diện để nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩmcho khách hàng;
  5. Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Bộ y tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
  6. Nhận Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.

 Để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết những vướng mắc và khó khăn liên quan đến thủ tục xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0988.975.005 hoặc 04.66846117;
Email: luatanhsangviet@gmail.com;
Truy cập Website: Asvlaw.net

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn