skip to Main Content

PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ảnh đăng Bài

  1. CHỦ THỂ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chủ thể giao dịch thương mại điện tử (GDTMĐT) bao gồm:

  • Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán) hoặc mua hàng, sử dụng dịch vụ (người mua).

Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chủ thể của GDTMĐT có thể là:

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
  • Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
  • Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam.
  1. HÌNH THỨC GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

GDTMĐT được thực hiện bằng cách gửi và nhận các dữ liệu điện tử trên môi trường mạng nên được coi là sử dụng hình thức văn bản.

  1. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong GDTMĐT có rất nhiều loại hợp đồng, nhưng điển hình đó là hợp đồng hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ số hóa. Hàng hóa khi được bán phải đảm bảo về chất lượng, mục đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nào đáng kể. Và khuyết điểm này được người bán thỏa thuận với người mua trước khi ký kết hợp đồng. Đối với cung cấp dịch vụ chính là cung cấp sức lao động, kỹ năng, điển hình như việc hợp đồng với công ty tin học để họ viết một phần mềm bất kỳ chính là hợp đồng cung cấp dịch vụ. Dịch vụ số hóa thì bao gồm việc bán các sản phẩm như bản quyền phần mềm, sách dạng điện tử, video chất lượng cao,… qua mạng Internet và thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng,…

Với bản chất là giao dịch dân sự được thực hiện bằng phương tiện điện tử và được coi là hành vi bằng văn bản, giao dịch điện tử không bị mất đi giá trị pháp lý. Trong hoạt động giao kết hợp đồng thương mại điện tử thì quy trình thực hiện giao kết được quy định cụ thể tại Mục 2 (từ Điều 15 đến Điều 23) của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử như: địa điểm, quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến, cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trên website trực tuyến; thời gian giao két hợp đồng, hoặc thủ tục chấm dứt để việc giao kết hợp đồng.

  1. BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bên cạnh nhiều quy định mới về quản lý hoạt động thương mại điện tử nói chung, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua thương mại điện tử. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có không ít sàn thương mại điện tử, website và nhất là những cá nhân bán hàng qua mạng xã hội Facebook, Zalo sử dụng các hình ảnh quảng cáo sai sự thật khiến không ít trường hợp người tiêu dùng dở khóc dở cười khi nhận được hàng đã đặt mua. Do đó, quy định trên để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi họ nhận được món hàng không đúng với mô tả của người bán, từ đó có thể yêu cầu bên thứ ba liên đới chịu trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

  1. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH KHI GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Khi các hoạt động thương mại điện tử có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết tranh chấp của các chủ thể sẽ được giải quyết bằng hình thức khiếu nại trực tiếp để giải quyết tranh chấp trên các phương tiện điện tử. Thông thường, việc giải quyết trực tuyến thường gặp nhiều trục trặc như việc trả lời khiếu nại chậm trễ của doanh nghiệp, thương nhân, hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử, hoặc là do lỗi của bên thứ ba như ngân hàng, đơn vị vận chuyển đã làm tác động đến quá trình giao nhận hàng hóa cho các bên khi thực hiện giao dịch điện tử.

Còn trường hợp các bên không thể thỏa thuận được hoặc không thể giải quyết tranh chấp thì có thể lựa chọn các biện pháp như: Trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân các cấp để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bị kéo dài, ảnh hưởng tới việc kinh doanh nên các chủ thể rất cân nhắc khi xem xét các thủ tục phức tạp. Bên cạnh đó, khi nói về giá trị của các giao dịch thương mại điện tử thì đa phần các ý kiến cho rằng chúng không có giá trị lớn, chỉ vừa và tương đối nhỏ nên các tổ chức, thương nhân, cá nhân thường ít chọn biện pháp này để giải quyết tranh chấp. Họ có thể các hình thức khác như thương lượng, thỏa thuận để giải quyết nhanh chóng tranh chấp mà không bị tốn quá nhiều thời gian.

Trên đây là sơ lược ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn