skip to Main Content

Hợp đồng mua bán hàng hóa và những điều cần lưu ý

Khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý những vấn đề gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý một số vấn đề sau:

1.     Chủ thể ký kết hợp đồng.
Chủ thể ký kết hợp đồng phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc là người được ủy quyền và việc ký không được vượt quá phạm vi được ủy quyền.
Đây là vấn đề mấu chốt dẫn đến việc hợp đồng được ký kết, nhưng sau đó lại bị vô hiệu do không đúng chủ thể có thẩm quyền ký kết.
Để phòng ngừa rủi ro này, khi ký kết, chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng phải kiểm tra trong Giấy ĐKKD xem ai là người đại diện theo pháp luật; trường hợp được ủy quyền phải yêu cầu cung cấp Văn bản ủy quyền để xác minh phạm vi  quyền được ủy quyền và điều kiện được ủy quyền để thực hiện ký kết giao dịch.

2.     Đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa mà hai bên thỏa thuận. Trong thực tế, có nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng đã thỏa thuận, hay tranh chấp về chất lượng hàng hóa không đáp ứng đủ tiêu chuẩn đã ký kết; tranh chấp về đơn vị số lượng tính; hay khi soạn thảo hợp đồng hai bên không quy định cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do 1 bên cố tình lợi dụng sơ hể để không thực hiện nghĩa vụ.
Để tránh rủi ro này, khi soạn thảo hợp đồng cần quy định một cách cụ thể, chi tiết về đối tượng của hợp đồng, chất lượng của hàng hóa, số lượng, trọng lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, đơn vị tính để tránh xảy ra tranh chấp.
3.     Giá cả và phương thức thanh toán.
Có nhiều trường hợp hợp đồng khi ký kết không quy định về giá cụ thể mà chỉ quy định chung chung, không quy định về chi phí bốc dỡ, vận chuyển lưu kho bãi hàng hóa; rủi ro về cách thức nhận tiền, … không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của từng bên.
Để khắc phụ tình trạng này, hai bên chủ thể khi ký kết cần đưa ra các điều khoản chi tiết, cụ thể, linh hoạt phù hợp với từng giao dịch.
4.     Rủi ro về thư bảo lãnh.
Có nhiều trường hợp làm giả chứng thư bảo lãnh, hoặc người ký phát hành chứng thư bảo lãnh không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền; bên bảo lãnh từ chối thanh toán hoặc hậm thanh toán cho bên bảo lãnh,….
Để khắc phục tình trạng này, chủ thể khi ký kết hợp đồng cần áp dụng chung biểu mẫu về thư bảo lãnh đính kèm hưỡng dẫn. Tốt nhất là không áp dụng bảo lãnh có điều kiện; thực hiện đúng các điều khoản đã ký trong hợp đồng, các chứng từ liên quan phải chuẩn xác, đúng và phù hợp với thời gian. Không nên sửa lại hợp đồng, bổ sung PLHĐ giữa hai bên khi có chứng thư bảo lãnh, khi chưa có sự đồng ý bảo lãnh. Trường hợp hai bên sửa đổi hợp đồng, lập PLHĐ phải báo với bên bảo lãnh và đề nghị với bên bảo lãnh lập lại bảo lãnh theo nội dung sửa đổi.
5.     Về điều khoản vi phạm.
Không ít những giao dịch khi thực hiện gặp phải vấn đề vi phạm hợp đồng. Vì thế, bên cạnh việc các bên thỏa thuận với nhau về mức phạt khi vi phạm hợp đồng, pháp luật cũng quy định mức phạt:
Theo Luật thương mại (Điều 301) thì quyền thoả thuận về mức phạt vi phạm của các bên bị hạn chế, cụ thể: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Riêng đối với hợp đồng xây dựng mức phạt tối đa là 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
Đối với điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, nên đưa vào hợp đồng khi ký kết để tránh xảy ra tranh chấp khi có bên vi phạm hợp đồng.
6.     Sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khahcs quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Giá trị quan trọng nhất của việc soạn thảo điểu khoản về bất khả kháng chính là giúp cho các bên lường trước được các trường hợp miễn trách nhiệm. Nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi điền điện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Như vậy, khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng: do hiện tượng thiên nhiên, hoặc do hiện tượng xã hội,… để làm căn cứ áp dụng về sau.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn