skip to Main Content

Phạm tội giết người phải bồi thường những chi phí gì?

Pháp luật quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Vậy phạm tội giết người phải bồi thường những chi phí gì?

1. Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm khi phạm tội giết người:

Pháp luật quy định người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, có hành vi đã xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín, có hành vi đã xâm phạm tới tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Theo đó, khi phạm tội giết người, người phạm tội phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cho nạn nhân, cụ thể như sau:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc thực hiện cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút:

– Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo đúng những quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân vụ giết người; thuê những phương tiện đưa nạn nhân vụ giết người đến cơ sở khám chữa bệnh và trở về nơi ở;

– Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho nạn nhân vụ giết người được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho nạn nhân vụ giết người theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;

– Chi phí phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân vụ giết người là các chi phí cho việc thực hiện trong phục hồi, hỗ trợ và thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của nạn nhân vụ giết người.

1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của nạn nhân vụ giết người:

– Trường hợp nạn nhân vụ giết người có thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định theo như mức tiền lương, tiền công của nạn nhân vụ giết người trong khoảng thời gian tiền lương, tiền công bị mất hoặc bị giảm sút;

 Trường hợp nạn nhân vụ giết người có thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công thì được xác định căn cứ vào những mức tiền lương, tiền công trung bình trong 03 tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra thiệt hại đối với nạn nhân vụ giết người.

– Trường hợp không xác định được 03 tháng lương liền kề trước thời điểm nạn nhân vụ giết người xảy ra thiệt hại thì sẽ thực hiện căn cứ vào thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương ở trong cùng khoảng thời gian nạn nhân vụ giết người có thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không xác định được về mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại ở ngay tại địa phương thì thu nhập thực tế đã bị mất hoặc là bị giảm sút mà nạn nhân vụ giết người được bồi thường là 01 ngày lương tối thiểu ở vùng tại nơi nạn nhân vụ giết người cư trú cho 01 ngày bị thiệt hại.

– Ngày lương tối thiểu vùng sẽ được xác định chính là 01 tháng lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định chia cho 26 ngày.

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân vụ giết người:

– Chi phí hợp lý cho người chăm sóc nạn nhân vụ giết người trong thời gian điều trị bao gồm có những khoản chi phí về tiền tàu, tiền xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi nạn nhân vụ giết người điều trị (nếu có);

– Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân vụ giết người trong thời gian điều trị được xác định giống như đối với nạn nhân vụ giết người bị thiệt hại về sức khỏe.

– Trường hợp nạn nhân vụ giết người mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên thực hiện việc chăm sóc người đó thì chi phí hợp lý cho việc chăm sóc nạn nhân vụ giết người được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi nạn nhân vụ giết người cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.

1.4. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần:

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho nạn nhân vụ giết người do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một nạn nhân vụ giết người không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân vụ giết người đã chết:

Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân vụ giết người đã chết là những khoản tiền sau và trong chi phí này thì người thực hiện bồi thường có thể không chấp nhận yêu cầu bồi thường cho bên nạn nhân vụ giết người đã chết các chi phí như cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ nếu như người nhà của nạn nhân vụ giết người đã chết đưa ra yêu cầu, mà những chi phí này sẽ do bên thực hiện bồi thường tự nguyện chi trả hoặc tự nguyện đồng ý nếu người nhà của nạn nhân vụ giết người đã chết đưa ra yêu cầu:

– Mua quan tài;

– Các chi phí hỏa táng, chôn cất;

– Những vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang;

– Những khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán địa phương.

3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân vụ giết người đã chết phải có nghĩa vụ cấp dưỡng:

– Mức cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân vụ giết người đã chết phải có nghĩa vụ cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của chính chính nạn nhân vụ giết người đã chết phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người mà được cấp dưỡng, nhưng mức cấp dưỡng mà người phải có nghĩa vụ thực hiện chi trả sẽ không được thấp hơn 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi mà những người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng;

– Thời điểm người phải có nghĩa vụ thực hiện chi trả tiền cấp dưỡng bắt đầu được tính từ thời điểm nạn nhân vụ giết người đã chết;

– Đối tượng được bồi thường tiền cấp dưỡng là những người mà nạn nhân vụ giết người đã chết có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình (ví dụ như con dưới 18 tuổi, con không có năng lực hành vi dân sự,…).

4. Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của nạn nhân vụ giết người đã chết:

– Tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần đến cho những người thân thích mà đang thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân vụ giết người đã chết (hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân vụ giết người đã chết bao gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của nạn nhân vụ giết người đã chết), nếu không có những người thuộc trong hàng thừa kế thứ nhất của nạn nhân vụ giết người đã chết vừa đã nêu thì người mà nạn nhân vụ giết người đã chết đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã có trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân vụ giết người đã chết sẽ được hưởng về khoản tiền này.

– Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho đối tượng được hưởng về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần nêu trên là do các bên thoả thuận với nhau (bên phải có nghĩa vụ bồi thường và những đối tượng được hưởng về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần nêu trên); nếu bên phải có nghĩa vụ bồi thường và những đối tượng được hưởng về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần nêu trên không thoả thuận được thì xác định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho những đối tượng được hưởng về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần nêu trên là mức tối đa cho một nạn nhân vụ giết người đã chết không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Bộ luật Dân sự 2015;

– Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn