skip to Main Content

TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC CÓ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?

Một số độc giả vẫn thường hay nhầm lẫn giữa hành vi bạo hành người khác quy định ở Điều 140 Bộ Luật Hình sự 2015 với hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ,… ở Điều 151 Bộ Luật Hình sự 2015. Vậy nên, hôm nay Luật Ánh Sáng Việt sẽ đưa ra những đặc điểm riêng của tội “hành hạ người khác” theo quy định mới nhất của Bộ Luật Hình sự 2015.

Khái niệm tội “Hành hạ người khác”?

Căn cứ theo điều 140 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, hành hạ người khác là hành vi động tay hoặc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gây tổn thương, làm tổn thương cơ thể hoặc tinh thần cho người có mối quan hệ lệ thuộc mà không có sự đồng ý của họ. Cụ thể tội “Hành hạ người khác” có thể bao gồm một trong hai hoặc cả hai hành vi như sau: 

  • Hành vi lặp đi lặp lại, xảy ra nhiều lần với hậu quả là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác VD như: tác động vật lý lên cơ thể.
  •  Hành vi lặp đi lặp lại, xảy ra nhiều lần với hậu quả là làm cho nạn nhân bị đau đớn về tinh thần VD như: xúc phạm nhân phẩm bằng lời nói, tung ra những tin đồn không đúng sự thật,…

Đặc điểm của tội “Hành hạ người khác”?

Về đối tượng bị hành hạ: Nạn nhân của tội “Hành hạ người khác” là những người có quan hệ lệ thuộc với người có hành vi hành hạ nhưng không phải là quan hệ ông bà, cha mẹ, vợ chồng hay con cái ( quan hệ hôn nhân gia đình) mà là các quan hệ xã hội. Ví dụ: Quan hệ lệ thuộc giữa nhân viên với giám đốc, giữa bác sĩ với bệnh nhân, học sinh với thầy cô giáo…

Về chủ thể thực hiện hành vi hành hạ: Chủ thể của tội “Hành hạ người khác” là người có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân.

Về điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự của hành vi: Tội “Hành hạ người khác” cấu thành hình thức tức là chỉ cần có hành vi phạm tội thì được xem là tội phạm hoàn thành.

Mức phạt tội “Hành hạ người khác” như thế nào?

Đối với tội “Hành hạ người khác” tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định mức phạt như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm với trường hợp đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình (không thuộc trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ người có mối quan hệ ruột thịt như ông bà,  cha mẹ, anh em,…).

Phạt tù từ 01 – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Đối với 02 người trở lên.
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỉ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;

Tóm lại, tội hành hạ người khác là một hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội, và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người bị hành hạ. Vậy nên khi phát hiện hoặc gặp phải những hành vi sai trái này, bạn nên báo với cơ quan chức năng để được giúp đỡ, hỗ trợ.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn