skip to Main Content

Cử nhân Luật có được làm người bào chữa trong vụ án hình sự không?

Hỏi: Lời đầu tiên tôi xin gửi lời chào đến luật sư! Tôi có câu hỏi còn thắc mắc như sau mong luật sư có thể giải đáp cho tôi. Con trai tôi là bị can trong một vụ án cố ý gây thương tích, do gia đình hạn hẹn về kinh tế không thể nhờ sự giúp đỡ của luật sư. Con gái của một người bạn của tôi là một sinh viên luật mới ra trường, vậy tôi có thể nhờ con gái của bạn tôi làm người bào chữa cho con trai tôi hay không? Rất cám ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đọc đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Ánh Sáng Việt! Với câu hỏi của bạn đọc, Luật Ánh Sáng Việt xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Theo Khoản 1 Điều 72 BLTTHS 2015: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Cũng theo BLTTHS 2015 có quy định về những người có thể trở thành người bào chữa bao gồm:

  1. Luật sư;
  2. Người đại diện của người bị buộc tội;
  3. Bào chữa viên nhân dân;
  4. Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 72 BLTTHS 2015; Điều 10, Điều 11 Luật luật sư 2006; Điều 19 Luật trợ giúp pháp lý 2017, thì các cá nhân trên muốn trở thành người bào chữa phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 

Đối tượngTiêu chuẩn
Luật sư– Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Có bằng cử nhân luật;

– Đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm để hành nghề luật sư, có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư

Người đại diệnNgười đại diện của người bị buộc tội 
Bào chữa viên nhân dân– Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên;

– Trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

– Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Trợ giúp viên pháp lýCông dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

– Có phẩm chất đạo đức tốt;

– Có trình độ cử nhân luật trở lên;

– Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

– Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

 

Như vậy, là một sinh viên luật mới ra trường thì có thể tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự với tư cách Người đại diện của người bị buộc tội nếu được người bị buộc tội ủy quyền đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn