skip to Main Content

Được tuyên vô tội sau khi bị tạm giam có được bồi thường?

Tạm giam được xem là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, người bị tạm giam sẽ bị cách ly ra khỏi xã hội một thời gian nhất định. Vậy được tuyên vô tội sau khi bị tạm giam có được bồi thường?

1. Trường hợp được tuyên vô tội sau khi bị tạm giam có được bồi thường không?

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Mục đích chính của hoạt động tạm giam là để ngăn chặn hành vi phạm tội của những người này cũng như ngăn ngừa hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều tra một cách nhanh chóng và chính xác, hỗ trợ thu thập các thông tin cũng như chứng cứ tài liệu liên quan. Cá nhân bị tạm giam oan bị hạn chế một số quyền nhất định và ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người này. Cá nhân có quyền được yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự nếu mình bị oan sai. Tại Điều 31 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể các nội dung sau:

– Thứ nhất, cá nhân bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố xét xử hoặc tiến hành thi hành án oan, trái pháp luật hoàn toàn có thẩm quyền yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại về vật chất tinh thần cũng như khôi phục lại danh dự cho cá nhân này;

Trong quy định này thì nhà nước bắt buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, cá nhân bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật mà các hoạt động trong tố tụng hình sự được thực hiện do cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra;

– Thứ hai, đối với cá nhân khác bị thiệt hại do cơ quan người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra hoàn toàn có quyền được yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh đó, trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị tạm giữ oan cũng đã được ghi nhận tại Điều 18 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, theo đó nhà nước cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong việc áp dụng tạm giam đối với người bị tạm giam mà có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định cá nhân này không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Với các quy định nêu trên người bị tạm giam được tuyên là vô tội thì hoàn toàn có quyền được yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại không chỉ về vật chất, tinh thần cũng như phải phục hồi lại danh dự cho cá nhân này theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mức bồi thường thiệt hại đối với việc bị tạm giam sau khi được tuyên vô tội:

Hiện nay, cá nhân bị tạm giam oan có thể yêu cầu nhà nước bồi thường thiệt hại liên quan đến vấn đề tài sản thiệt hại về tinh thần cũng như các loại chi phí khác và đặc biệt liên quan đến việc khôi phục quyền lợi ích hợp pháp khác và tiến hành trả lại tài sản.

Thứ nhất, liên quan đến thiệt hại về tài sản:

 Thiệt hại được bồi thường sẽ được căn cứ thiệt hại trên thực tế đã phát sinh cũng như những khoản lãi và các chi phí khác. Hiện nay, liên quan đến việc thiệt hại về tài sản thì các khoản tiền đã thực hiện về nghĩa vụ nộp trong ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản tiền đã bị tịch thu thi hành án, những khoản tiền được sử dụng để đảm bảo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó và khoản lãi đối với người bị tạm giam oan.

Đối với trường hợp cá nhân phải đi vay mượn một khoản tiền nhất định để tiến hành nộp vào ngân sách nhà nước nếu có lãi thì các khoản lãi sẽ được tính vào khoản lãi vay hợp pháp theo quy định của bộ luật dân sự;

– Thứ hai, phải bù đắp cho những thu nhập thực tế mà cá nhân đã bị mất đi hoặc giảm sút:

Một trong những vấn đề quan trọng trong việc bồi thường thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó là phải xác minh được chính xác nguồn thu nhập đã bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại. Hiện nay việc xác minh sẽ được căn cứ trên nhiều yếu tố cơ bản, có thể kể đến như:

+ Nguồn thu nhập ổn định xuất phát từ tiền lương tiền công được xác định theo mức tiền lương tiền công của người bị thiệt hại tính trong khoảng thời gian tiền lương tiền công bị mất đi hoặc bị giảm sút do ảnh hưởng của việc tạm giam;

+ Ngoài ra, trong trường hợp có thể xác định dựa trên mức tiền lương, tiền công trung bình của 3 tháng liền kề trước khi diễn ra thiệt hại trong khoảng thời gian tiền lương tiền công bị mất hoặc bị giảm sút. Cá nhân có nguồn thu nhập không ổn định từ tiền lương tiền công sẽ được áp dụng với cách xác định nêu trên;

+ Cá nhân khi tham gia lao động không ổn định theo mùa vụ được xác định là nguồn thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương trong khoảng thời gian thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Nếu không thể xác định được thu nhập trung bình của người lao động cùng loại tại địa phương thì nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút được bồi thường là một ngày lương tối thiểu vùng mà nơi người bị thiệt hại đang cư trú cho một ngày bị thiệt hại.

– Thứ ba, nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến vật chất cho người bị thiệt hại chết:

+ Cá nhân khi bị tạm giam oan mà chết trong thời gian tạm giam thì nhà nước phải có trách nhiệm trong việc chi trả những khoản chi phí khám bệnh chữa bệnh theo đúng quy định cho người bị thiệt hại trước khi chết;

+ Để hỗ trợ cho quá trình bồi dưỡng lại sức khỏe của người bị thiệt hại trước khi chết thì chi phí bồi dưỡng được xác định là một ngày lương tối thiểu vùng và mức phí này sẽ được căn cứ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho một ngày khám bệnh chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án;

+ Người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh chữa bệnh vì bị ảnh hưởng đến sức khỏe mà cần có người phải chăm sóc thì nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trong việc bỏ ra chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại. Hiện nay mức chi phí được chi trả cho người chăm sóc người bị thiệt hại là một ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh cho một ngày chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Nếu người bị thiệt hại đã chết thì chi phí về việc mai táng cũng phải được tuân thủ và xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội; 

+ Xét trên thực tế người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một cá nhân hoặc nhiều cá nhân khác thì tiền cấp dưỡng cho những người này sẽ là một tháng tiền lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.

– Thứ tư, trách nhiệm bồi thường vật chất cho sức khỏe của người bị tạm giam oan:

 Cũng tương tự đối với những thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh cũng như bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh chữa bệnh cũng phải tuân thủ theo đúng quy định. Xét trên trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì mức thiệt hại được bồi thường bao gồm tất cả các khoản chi phí mà người chăm sóc đã phải bỏ ra để chăm sóc người bị thiệt hại và Nhà nước sẽ phải chi trả một ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú trong một ngày chăm sóc người bị thiệt hại. Đồng thời, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được xác định là một tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác bất kỳ bản án quyết định nào có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Thứ năm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần:

Như đã biết, hoạt động tố tụng hình sự cá nhân bị tạm giam oan ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của những người này. Đối với trường hợp người bị thiệt hại bị bắt tạm giữ tạm giam chấp hành hình phạt tù thì mức bồi thường thiệt hại về tinh thần được nhà nước chi trả là 5 ngày lương cơ sở cho một người bị bắt tạm giữ tạm giam chấp hành hình phạt tù; 

– Thứ sáu, các khoản chi phí khác sẽ được chi trả: Cá nhân bị tạm giam không chỉ được bồi thường về vật chất cũng như về tinh thần mà trong quá trình khiếu nại, tố cáo nếu có phát sinh những chi phí đi lại, in ấn tài liệu hoặc thuê phòng nghỉ, gửi đơn thư để giả quyết vấn đề này thì nhà nước cũng phải có trách nhiệm chi trả những khoản phí trên;

Trong suốt quá trình bị tạm giam nếu nhân thân của người bị tạm giam đến thăm gặp mà khoản chi phí đi lại cũng được các cá nhân bị thiệt hại yêu cầu nhà nước bồi thường thì nhà nước cũng có trách nhiệm chi trả khoản chi phí này. Chi phí sẽ được xác định dựa theo số người, số lần thăm gặp thực tế nhưng không quá số người số lần lượt thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ tạm giam pháp luật về thi hành án hình sự. 

– Thứ bảy, ngoài việc bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại còn được khôi phục lại những quyền lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp tài sản của các cá nhân bị tạm giam bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật thì sẽ phải trả ngay lại sau khi có quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.

3. Cơ quan nào có trách nhiệm bồi thường trong việc tạm giam oan sai?

Hiện nay, những cơ quan chịu trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự nếu  tạm giam oan đã được ghi nhận đầy đủ tại Chương 4 của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017, cụ thể:

 – Cơ quan điều tra cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

– Viện kiểm soát cũng là một trong những cơ quan tiến hành giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

– Ngoài ra, còn phải kể đến Tòa án có trách nhiệm trong việc giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự;

– Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự.

Các cơ quan này phải chịu trách nhiệm trong việc giải quyết bồi thường và phải tuân thủ đúng nguyên tắc bồi thường mà đã đã được quy định Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường phải được thực hiện một cách công khai, bình đẳng, thể hiện rõ sự trung thực, đúng pháp luật; hiện nay sự thương lượng giữa các cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường vẫn luôn được đề cao và được nhà nước khuyến khích thực hiện.

Văn bản pháp luật được sử dụng:

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;

– Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn