skip to Main Content

CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI DO KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CÓ HỢP PHÁP?

Luật sư cho tôi hỏi: trước đây gia đình tôi đã nhận nuôi một bé làm con nuôi. Tuy nhiên sau một thời gian suy nghĩ và trải qua nhiều trăn trở, chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không đủ khả năng và năng lực để đảm bảo con nuôi được nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất. Vậy làm sao để tôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi một cách hợp pháp (chị A)?

Tìm hiểu về nuôi con nuôi

Căn cứ khoản 1 điều 3 Luật nuôi con nuôi có thể hiểu rằng Nuôi con nuôi là việc xác lập mối quan hệ của người nhận nuôi đối với trẻ em không phải con ruột của mình để được pháp luật bảo vệ sau khi đã đăng ký nhận nuôi theo đúng thủ tục.

Vì vậy, việc nuôi con nuôi được coi là một thủ tục hành chính nên khi xác lập hoặc chấm dứt mối quan hệ cũng đều cần tuân theo các quy định của luật.

Điều kiện chấm dứt nuôi con nuôi

  1. Cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với con nuôi đã đủ 18 tuổi;
  2. Con nuôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi ví dụ như: xâm phạm tính mạng, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản, có hành vi ngược đãi,….
  3. Cha mẹ nuôi bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về một trong các tội như: cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; có hành vi ngược đãi con nuôi;
  4. Vi phạm quy định về các hành vi bị cấm tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi. VD: giả mạo giấy tờ để đủ điều kiện nuôi con nuôi; có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi với con ruột;….

Thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi căn cứ theo quy định của khoản 5 điều 29 và điểm b khoản 2 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Hồ sơ yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi

Căn cứ theo điều 362 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, đơn yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi cần có các nội dung chính như sau:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

b) Tên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

c) Thông tin của người yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi như: Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có);

d) Yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi, ngoài ra cần có lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc chấm dứt nuôi con nuôi (nếu có);

e) Các thông tin cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi.

Lưu ý: 

  • Nếu người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ
  • Nếu bên yêu cầu là cơ quan, tổ chức (Cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc Hội liên hiệp phụ nữ) thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

Ngoài ra, đi kèm với hồ sơ cần có các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi là có căn cứ và hợp pháp

Tóm lại, nếu trong trường hợp của chị A mà con nuôi của chị A chưa đủ 18 tuổi. Thì chị A sẽ không thể chấm dứt việc nuôi con nuôi vì lý do không đủ điều kiện kinh tế do không thuộc các trường hợp được chấm dứt nuôi con nuôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn