skip to Main Content

Những rủi ro khi không tiến hành đăng ký nhãn hiệu

1. Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu là ý tưởng sáng tạo của chủ sở hữu về dấu hiệu đại diện cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có ý tưởng về nhãn hiệu, việc đầu tiên nên làm là đăng ký nhãn hiệu để đảm bảo an toàn cho nhãn hiệu. Tránh bị đánh cắp hay xâm phạm quyền ảnh hưởng đến uy tín cũng như quyền lợi chủ sở hữu.

Để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm, dịch vụ nào đó của một doanh nghiệp. Người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm, mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “đánh cắp” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ. Cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

2. Những rủi ro pháp lý khi đăng ký nhãn hiệu

Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay việc xây dựng, phát triển mới đã và đang trở nên ngày càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể bị rơi vào trong những nguy cơ rủi ro pháp lý.

Những rủi ro này có thể là:

Nhãn hiệu đó bị doanh nghiệp đối thủ khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước hoặc đã được bảo hộ trước đó do nộp đơn sớm hơn và khi đó chính doanh nghiệp – chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu lại phải đối mặt với vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của chính mình.

Nhãn hiệu của doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký trước của người khác (“Nhãn hiệu đối chứng”),…

Mặc dù vậy, những rủi ro này không phải là không có cách giải quyết. Cách thức yêu cầu chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đối chứng trên cơ sở nó không được sử dụng trong 5 năm liên tục cũng là một biện pháp rất đáng tham khảo.

3. Những lỗi cần tránh khi đăng ký nhãn hiệu

Thực tế cho thấy còn nhiều lỗi mắc phải khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu mà các chủ sở hữu gặp.

3.1. Thực hiện sai quy trình

Thông thường khi tung ra sản phẩm mới hoặc khai trương cửa hàng nào đó, Doanh nghiệp sẽ làm trước các thủ tục như: Kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, làm mã số mã vạch hoặc chạy quảng cáo để thu hút người tiêu dùng.

Khi các thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường, được sự tin dùng của mọi người thì các nhà kinh doanh mới nghĩ đến việc bảo hộ độc quyền thương hiệu.

Đến lúc này, nếu thương hiệu đã bị trùng (tức là có Chủ đơn đăng ký) thì Doanh nghiệp sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ, mặc khác lại trở thành người vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ nếu còn tiếp tục sử dụng thương hiệu đó làm tên cửa hàng hoặc sản phẩm tương ứng.

Việc đăng ký bảo hộ muộn sẽ làm ảnh hưởng đến số vốn gây dựng thương hiệu lâu nay, nếu đổi thương hiệu khác sẽ phải thực hiện lại từ đầu (vì người tiêu dùng đã quen với thương hiệu cũ), điều này làm tốn thêm một phần chi phí khá lớn.

3.2. Không tìm hiểu kỹ về nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần tìm hiểu kỹ về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái; từ ngữ; hình vẽ; hình ảnh; kể cả hình ba chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Do đó, để tránh bị trả lại hồ sơ, tổ chức, cá nhân nên tra cứu nhãn hiệu trước khi thực hiện đăng ký thủ tục bảo hộ nhãn hiệu.

3.3. Bị nhầm lẫn giữa tên tên thương và nhãn hiệu

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn. 

Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

3.4. Nhãn hiệu lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng

Việc thiết kế nhãn hiệu dựa trên những ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng là điều vô cùng sai lầm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo, thương hiệu, nhãn hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, khi đăng ký nhãn hiệu thì sẽ rất khó để được cấp văn bằng bảo hộ. 

Hơn nữa, việc lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không tạo được dấu ấn riêng cho người tiêu dùng. Và còn có thể bị xử phạt.

Do đó, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề này.

4. Những bất lợi khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu

4.1. Phải thay đổi lại tên công ty

Theo quy định tại điều 19 Nghị định 78/2015 về đăng ký doanh nghiệp có quy định về vấn đề xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đây là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể sử dụng để trống lại hành vi vi phạm nhãn hiệu. Như vậy, trong trường hợp thương hiệu của bạn không được đăng ký nếu có tranh chấp xảy ra thì doanh nghiệp của bạn hoàn toàn gặp bất lợi, thậm chí phải đổi tên công ty nếu không muốn bị kiện về hành vi xâm phạm nhãn hiệu, thương hiệu.

Lấy ví dụ rất đơn giản. Công ty A được thành lập sau công ty bạn và có tên đăng ký kinh doanh gần giống với công ty của bạn. Nhưng họ lại tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục SHTT trước, như vậy, khi nhãn hiệu được bảo hộ, họ hoàn toàn có thể yêu cầu công ty của bạn phải đổi tên công ty vì trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký. Điều này sẽ gây tổn thất rất nhiều cả về mặt kinh tế cũng như hình ảnh công ty bạn. Bởi pháp luật ưu tiên bảo hộ đối với những nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó.

4.2. Bị đối thủ cạnh tranh đăng ký trước

Nếu doanh nghiệp không để ý đăng ký nhãn hiệu khi thành lập công ty, thì rất có thể một doanh nghiệp khác đã đăng ký trước, nên đã gây bất lợi cho chính công ty mình dẫn đến việc phải đổi tên công ty, thay đổi tên nhãn hiệu công ty. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều công ty mới được thành lập cùng kinh doanh trên một mặt hàng hay một lĩnh vực, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng nhiều, kéo theo đó thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được tăng lên rất nhanh. Nếu như công ty của bạn không sớm thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì rất có thể gặp phải trường hợp bị công ty đối thủ đã tranh thủ đăng ký trước nhằm mục đích bôi xấu hình ảnh công ty của bạn hay đăng ký trước nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

4.3. Không quảng cáo truyền thông được

Hiện nay đối với những đơn vị truyền thông quảng cáo chuyên nghiệp đã yêu cầu khách hàng có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để không xâm phạm quyền nhãn hiệu của doanh nghiệp khác khi quảng cáo. Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn không đăng ký nhãn hiệu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã phần nào hạn chế sự ảnh hưởng tới khách hàng qua các kênh phương tiện truyền thông.

4.4. Bị kiện vì xâm phạm nhãn hiệu đã có

Như đã nói ở trên, nếu khi sản xuất, kinh doanh… không đăng ký nhãn hiệu, mà doanh nghiệp bạn đang sử dụng nhãn hiệu đã được một doanh nghiệp khác đã đăng ký sử dụng trước. vậy có thể doanh nghiệp của bạn đang xâm phạm nhãn hiệu của doanh nghiệp khác và doanh nghiệp có thể bị kiện vì xâm phạm nhãn hiệu. Pháp luật chỉ bảo hộ đối với những nhãn hiệu đã được đăng ký, và nếu có tranh chấp xảy ra doanh nghiệp của bạn sẽ đối diện với nguy cơ “ mất trắng” nhãn hiệu đã dày công xây dựng nghiệp nên.

 

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn