skip to Main Content

BỊ ĐƯA VÀO TRẠI GIÁO DƯỠNG CÓ ĐƯỢC HỌC TẬP KHÔNG? CHẾ ĐỘ NHƯ THẾ NÀO?

BỊ ĐƯA VÀO TRẠI GIÁO DƯỠNG CÓ ĐƯỢC HỌC TẬP KHÔNG? CHẾ ĐỘ NHƯ THẾ NÀO?

 Tình huống pháp lý: Con trai tôi đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo Quyết định của Toà án. Cụ thể là tại trường giáo dưỡng. Tôi muốn biết, tại đây con tôi có được học văn hoá không? Trường giáo dưỡng cấp văn bằng, chứng chỉ và có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông không? Tôi muốn thăm gặp con thì quy định về thăm nuôi như thế nào? Chế độ về ăn uống, sinh hoạt, học tập của con tôi như thế nào?

Thêm Nội Dung Thân Văn Bản (3)

Sau khi đối chiếu các quy định pháp luật liên quan, ASV có một số trao đổi như sau:

Thứ nhất, về việc con trai bạn có được học chương trình học văn hoá và bằng cấp, chứng chỉ do trường giáo dưỡng cấp có giá trị như các trường phổ thông hay không? FDVN thông tin đến bạn như sau:

Điều 20 Nghị định 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc quy định:

Điều 20. Chế độ học văn hóa, học nghề và lao động của học sinh

  1. Chế độ học văn hóa
  2. a) Học sinh được học văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc; đối với những học sinh khác thì tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của trường mà tổ chức học văn hóa cho phù hợp.

Ngoài việc học văn hóa, học sinh phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định;

  1. d) Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi học kỳ, thi kết thúc năm học, phối hợp với Phòng giáo dục và đào tạo nơi có trường giáo dưỡng thi tuyển chọn học sinh giỏi, thi vào lớp chuyên và cấp chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc giảng dạy và học tập ở trường giáo dưỡng phải theo mẫu chung thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an;

  1. e) Văn bằng, chứng chỉ học văn hóa trong trường giáo dưỡng có giá trị như văn bằng, chứng chỉ của các trường phổ thông.”

Theo đó, dù con bạn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính buộc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc nhưng vẫn được học văn hoá theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, vì bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đặc biệt nên con bạn phải được học tập chương trình giáo dục công dân và chương trình giáo dục khác do Bộ Công an quy định. Con của bạn vẫn được hưởng các quyền lợi chế độ học tập bình thường nên việc cấp học bạ, văn bằng, chứng chỉ văn hoá vẫn được áp dụng như đối tượng học sinh bình thường. Văn bằng, chứng chỉ của trường giáo dưỡng cũng có giá trị như văn bằng chứng chỉ của các trường phổ thông.

Ngoài ra, trường giáo dưỡng còn tổ chức các lớp học nghề phù hợp với trình độ học vấn và sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách giúp học sinh có kỹ năng nghề phù hợp để tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:

“ 2. Chế độ học nghề

  1. a) Học sinh từ đủ 15 tuổi trở lên tham gia học nghề do Nhà trường tổ chức, ngoài giờ học văn hóa, được học nghề phù hợp với trình độ học vấn và sức khỏe để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách, …
  2. b) Thời gian học nghề do nhà trường quy định, đảm bảo sự phù hợp về thời gian học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt của học sinh nhưng không quá 07 giờ trong một ngày và không quá 35 giờ trong một tuần;
  3. c) Trường giáo dưỡng có đủ điều kiện trực tiếp đào tạo nghề nghiệp hoặc phối hợp với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho học sinh theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;
  4. d) Không sử dụng học sinh tham gia học nghề thuộc các danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi và danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

đ) Trường giáo dưỡng căn cứ vào tình hình thực tế và khảo sát nhu cầu nghề, việc làm của địa phương nơi học sinh cư trú để hướng nghiệp, đào tạo nghề nghiệp phù hợp;

  1. e) Chứng chỉ học nghề theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

Thứ hai, quy định về thăm gặp học sinh đang theo học ở các trường giáo dưỡng.

Vì con bạn đang bị áp dụng biện pháp hành chính đặc biệt tại trường giáo dưỡng nên việc thăm gặp của người thân cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc quy định về chế độ thăm gặp thân nhân như sau:

  1. Chế độ thăm gặp thân nhân
  2. a) Học sinh được thăm gặp thân nhân tại nhà thăm gặp của trường giáo dưỡng, thời gian mỗi lần không quá 03 giờ theo thời gian làm việc của nhà trường, trường hợp ngoài giờ do Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định.

Thời gian thăm gặp vào tất cả các ngày trong tuần, ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Trường hợp học sinh chấp hành tốt nội quy trường giáo dưỡng, tích cực rèn luyện, học tập, học nghề và lao động hoặc để phục vụ công tác giáo dục thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định cho kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 48 giờ;

  1. b) Trường giáo dưỡng cấp Sổ thăm gặp theo mẫu thống nhất có danh sách của thân nhân học sinh. Hiệu trưởng trường giáo dưỡng ký tên, đóng dấu vào Sổ thăm gặp. Sổ thăm gặp phải được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Thân nhân đến thăm gặp phải là người có tên trong Sổ thăm gặp và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu. Trường hợp thân nhân đến thăm gặp học sinh không có các giấy tờ nêu trên thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh đóng dấu giáp lai được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập xác nhận.

Thân nhân đến thăm gặp học sinh phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, nội quy nhà thăm gặp và theo sự hướng dẫn của cán bộ trưởng giáo dưỡng;

  1. c) Khi thăm gặp phải sử dụng Tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số phải có cán bộ biết tiếng dân tộc đó hoặc người không biết Tiếng Việt phải thông qua người phiên dịch để giám sát…”

Thứ ba, chế độ ăn uống, học tập của học sinh tại các trường giáo dưỡng

Căn cứ Điều 20 Nghị định 133/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ, chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng được quy định như sau:

– Chế độ ăn hàng tháng

17 kg gạo tẻ0,1 kg bột ngọt– Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

– Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của học sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 149 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

– Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật trên cơ sở đề xuất của cán bộ y tế nhưng tổng định lượng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

1,2 kg thịt lợn0,5 kg muối
1,2 kg cá15 kg rau xanh
0,5 kg đường0,2 lít dầu ăn
0,75 lít nước mắmGia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ
Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than

– Chế độ mặc và đồ dùng sinh hoạt trong một năm

02 bộ quần áo dài01 mũ vải
01 bộ quần áo dài đồng phục03 khăn mặt
02 bộ quần áo lót03 bàn chải đánh răng
02 đôi dép nhựa02 chiếu cá nhân
01 áo mưa nilông800 g kem đánh răng
01 mũ cứng3,6 kg xà phòng
800 ml dầu gội đầuHọc sinh vào trường giáo dưỡng được cấp 01 màn, 01 chăn sợi

Tuỳ thuộc địa phương, khu vực trường giáo dưỡng mà con bạn đang ở thì sẽ được cấp thêm các vật dụng sinh hoạt sau: Từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, mỗi học sinh được cấp thêm 01 áo ấm, 02 đôi tất và 01 mũ len, 01 chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg dùng trong 02 năm. Đối với học sinh phải chấp hành từ 12 tháng trở lên thì được cấp 02 lần (trừ chăn bông).

Học sinh được mang vào trường giáo dưỡng những đồ dùng cá nhân thiết yếu để sử dụng theo quy định của Bộ Công an.

 Trên đây là ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.

 Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0988975005.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn