skip to Main Content

TRỘM CẮP TÀI SẢN KHI SAY RƯỢU CÓ BỊ XỬ LÝ 

Tình huống pháp lý: Chú em trong lúc say rượu có lấy trộm 1 chiếc điện thoại trị giá 10 triệu đồng. Sau khi được người mất yêu cầu trả lại, chú em đã trả lại và không gây ra hư hại gì đối với tài sản. Như vậy thì chú em sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Chú em chưa có tiền án tiền sự, thành khẩn khai báo, chỉ do say rượu nên mới không làm chủ được hành vi của mình.

Thêm Nội Dung Thân Văn Bản (3)

Trả lời:

Cảm ơn Quý Khách đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Ánh Sáng Việt (“ASV”). Dựa trên những thông tin được cung cấp, sau khi đối chiếu các quy định pháp luật liên quan,  ASV xin đưa ra một số trao đổi như sau:

Pháp luật Việt Nam không có quy định loại bỏ trách nhiệm đối với hành vi do người sử dụng bia, rượu gây ra. Điều 13 Bộ luật hình sự 2015 quy định về phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Như vậy, trường hợp chú bạn có lấy trộm điện thoại của người khác trong tình trạng say rượu thì chú bạn cũng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình. Tuỳ theo giá trị tài sản bị lấy cắp (chiếc điện thoại) mà chú bạn của thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về chế tài hình sự:

Nếu chiếc điện thoại bị lấy cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì chú của bạn có thể bị xử lý về tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

  1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  2. a) Có tổ chức;
  3. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  5. d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

  1. e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
  2. g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  4. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  5. b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  7. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  8. b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  9. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Lưu ý rằng, hành vi trộm cắp tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Đối với vật nhỏ gọn (như điện thoại) được coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người, hành lý… Trường hợp chú bạn đã trả lại tài sản thì được xem là tình tiết giảm nhẹ, được xem xét để giảm nhẹ hình phạt chứ không làm triệt tiêu đi tội phạm.

Về chế tài hành chính:

Trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì chú của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính Phủ:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
  2. Hình thức xử phạt bổ sung:
  3. a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
  4. b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Trên đây là những trao đổi của ASV về những vấn đề Quý Khách cần giải đáp dựa trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật. Nội dung trao đổi có thể thay đổi tuỳ thuộc vào tài liệu, hồ sơ mà Quý Khách cung cấp thêm.

 Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn