skip to Main Content

Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt như thế nào?

Trên thực tế, vẫn còn hiều trường hợp người phải thực hiện nghĩa vụ cố tình tẩu tán để trốn tránh về nghĩa vụ trả nợ của mình. Vậy đối với hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt như thế nào?

1. Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí như sau:

+ Giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời Điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì buộc các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận của nhau.

+ Bên được xác định là có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản thì sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu. Sau khi bị tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ  không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời Điểm được xác lập, bên cạnh đó thì các bên còn có nghĩa vụ bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời Điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Ngoài ra, hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. Người có hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc người đó phải khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo Điểm a, Khoản 5, Điểm a Khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Xác định hành vi tẩu tán tài sản để trốn thi hành án thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án 2019 về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án. Căn cứ vào kết quả để xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đối với trường hợp người phải thi hành án được xác định là không có thu nhập hoặc có thu nhập những chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

– Nếu như người phải thi hành án phải thi hành đối với nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được thì phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

– Nếu trường hợp chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

Như vậy, căn cứ vào quy định được nêu trên thì cơ quan thi hành án sẽ phải tiến hành xác minh về điều kiện để thi hành án.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn