skip to Main Content

Phân biệt giám đốc thẩm và tái thẩm

Nhiều người vẫn luôn cho rằng, giám đốc thẩm và tái thẩm là các cấp xét xử nhưng điều này là không đúng.  Tái thẩm và giám đốc thẩm chỉ là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ không phải là cấp xét xử. Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau.Những thủ tục này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt. Để làm rõ hai khái niệm này, công ty Luật Ánh Sáng Việt chúng tôi viết một bài ngắn để quý độc giả quan tâm có thể phân biệt rõ giám đốc thẩm và tái thẩm.

Bảng phân biệt dưới đây sẽ giúp bạn hệ thống lại các khái niệm giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố tụng hình sự:

Tiêu chíGiám đốc thẩmTái thẩm
Tính chấtGiám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. (điều 370 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

 

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. (điều 397 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015)

 

Đối tượngLà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án.

 

Là bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện tình tiết quan trọng có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

 

Thành phần tham gia phiên tòaPhiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.

 

Chỉ triệu tập đương sự ( người có lợi ích trực tiếp) ngay cả khi xét thấy cần thiết, nếu đương sự vắng mặt vẫn tiến hành phiên tòa bình thường.
Căn cứ

 

Phát hiện ra có sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ ánPhát hiện được tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án, quyết định mà tòa án và các đương sự không biết được khi tòa án giải quyết vụ án.

 

Những người có quyền kháng nghị–         Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

 

–         Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

 

–         Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

 

–         Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

–         Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

–         Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Để được tư vấn từ đội ngũ Luật sư, trợ lý Luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0936 214 556. Các Luật sư chuyên nghiệp, nhiệt tình của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn