skip to Main Content

PHÂN BIỆT TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN VÀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hai tội phạm được quy định tại Điều 174 và Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đây là hai tội phạm dễ bị nhầm lẫn bởi một số dấu hiệu tương đồng.

   1. Khái niệm

   – Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

   – Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

   2. Phân biệt

   2.1. Giống nhau

  • Về khách thể của tội phạm, cả hai tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu đối với tài sản của người khác;
  • Về mặt khách quan của tội phạm, cả hai tội đều thực hiện bằng hành động thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản;
  • Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là bất kỳ người nào, đủ độ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự;
  • Mặt chủ quan của hai tội này đều là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước được hậu quả xảy ra sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác và mong muốn để hậu quả đó xảy ra.

   2.2. Khác nhau

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Về hình thức

Luôn phải có hành vi gian dối, hành vi này phải thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản.

Có thể có hoặc không có hành vi gian dối . Nếu như có hành vi gian dối thì hành vi này luôn phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.

Về thủ đoạn thực hiện tội phạm

Phải có thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối có thể là đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội.

Xuất hiện sau khi có giao dịch hợp pháp (vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng), sau khi người phạm tội nhận được tài sản một cách hợp pháp thì bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc dùng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp.

Về giá trị tài sản

Tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 174 BLHS 2015.

Tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 175 BLHS 2015.

Về hình phạt 

– Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản từ  500.000.000 đồng trở lên.

– Phạt tù từ 02 – 07 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng; 

– Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;

– Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản từ  500.000.000 đồng trở lên.

 

   Trên đây là tư vấn của chúng tôi về phân biệt Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn