skip to Main Content

PHÂN BIỆT TỘI GIẢ MẠO TRONG CÔNG TÁC VỚI TỘI LÀM GIẢ CON DẤU, TÀI LIỆU CỦA CƠ QUAN TỔ CHỨC; TỘI SỬ DỤNG CON DẤU, TÀI LIỆU GIẢ CỦA CƠ QUAN TỔ CHỨC

Tội giả mạo trong công tác và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức là hai tội phạm độc lập được quy định lần lượt tại Điều 359, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015. 

Công Ty Luật Ánh Sáng Việt (6)

Để phân biệt tội giả mạo trong công tác với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức cần dựa vào 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Cụ thể:

Tiêu chíTội giả mạo trong công tác

(Điều 359 BLHS 2015)

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức (Điều 341 BLHS 2015)
Khách thể– Xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín.

– Đối tượng tác động: Giấy tờ, tài liệu, chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

– Xâm phạm tới hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính cơ quan nhà nước về con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.

– Đối tượng tác động: Con dấu giả, tài liệu giả, giấy tờ giả.

Mặt khách quan– Thủ đoạn phạm tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình

– Hành vi: Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn

– Hành vi: Đúc, khắc,… để tạo ra con dấu giả giống như dấu của cơ quan, tổ chức đang sử dụng vào những việc trái pháp luật.

– Mục đích: Nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.

Chủ thể– Người thực hiện hành vi phải là người có chức vụ quyền hạn nhất định

– Phải thỏa mãn điều kiện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sử đổi bổ sung 2017.

– Người thực hiện hành vi là người có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Người có chức vụ, quyền hạn trong việc khắc con dấu, quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng.

Mặt chủ quan– Nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hành vi đó xảy ra.

– Người thực hiện hành vi vì mục đích vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

– Biết hành vi thực hiện là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện và để mặc cho hậu quả xảy ra và không cần biết hậu quả của hành vi là gì.

Như vậy, khi phân tích về cấu thành tội phạm của hai loại tội này có thể thấy rõ sự khác nhau của chúng. Về tội giả mạo trong công tác được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn, tội này thuộc nhóm tội tham nhũng, người thực hiện hành vi vì mục đích vụ lợi cá nhân hoặc các động cơ khác dù biết hành vi đó là trái pháp luật và thấy trước hậu quả của hành vi đó. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, biết hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện và để mặc hậu quả xảy ra.

Trên đây là ý kiến của ASV về việc phân biệt hai tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Hy vọng quan điểm của ASV sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại tội danh này.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn