Giáo viên mầm non bỏ đói, bạo hành trẻ bị phạt thế nào?
Bạo hành trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về trẻ em. Vậy Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ bị phạt thế nào?
1. Giáo viên mầm non bỏ đói, bạo hành trẻ bị phạt thế nào?
Điều 28 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non, Điều này quy định giáo viên mầm non có những nhiệm vụ sau:
– Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian mà trẻ em ở nhà trường;
– Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo đúng chương trình giáo dục mầm non;
– Giữ gìn về phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;
– Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của những trẻ em;
– Bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
– Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện các quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
– Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho những cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
– Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao về năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Thực hiện các quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Thêm nữa, tại Điều 31 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non cũng quy định về các hành vi, ứng xử của giáo viên mầm non, Điều này quy định hành vi, ứng xử của giáo viên thực hiện theo các quy định của ngành giáo dục và của pháp luật. Giáo viên không được làm các điều sau:
– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của trẻ em và đồng nghiệp;
– Đối xử không công bằng đối với những trẻ em;
– Xuyên tạc các nội dung giáo dục;
– Bỏ giờ, bỏ buổi dạy; tuỳ tiện cắt xén các chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
– Làm việc riêng khi mà đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng những chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Theo các quy định trên thì hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em của Giáo viên mầm non là hành vi vi phạm về các nhiệm vụ cũng như là vi phạm về hành vi, ứng xử của giáo viên mầm non đối với trẻ em. Giáo viên có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em quy định xử phạt vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em, Điều này quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người mà có hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc là hạn chế về vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi mà có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc là các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.
Như vậy, Giáo viên mầm non bỏ đói, bạo hành trẻ em sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em buộc phải chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với giáo viên mầm non bỏ đói, bạo hành trẻ em:
Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau nếu như đủ các yếu tố cấu thành tội phạm:
2.1. Tội hành hạ người khác:
Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác và có thể phải đối mặt với các hình phạt sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm, nếu Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình (trẻ em) nếu như mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự.
– Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm, nếu Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với người dưới 16 tuổi (trẻ em là người dưới 16 tuổi);
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
+ Đối với từ 02 người trở lên.
Như vậy, Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác và có thể phải đối mặt với hình phạt tù lên đến 03 năm.
2.2. Tội cố ý gây thương tích:
Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích và có thể phải đối mặt với các hình phạt sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.
+ Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em mà tỷ lệ tổn thương của cơ thể của trẻ em dưới 11% nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây:
++ Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
++ Có tổ chức;
++ Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn;
++ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trẻ em);
++ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trẻ em) do được thuê;
++ Mang tính chất côn đồ.
– Phạt tù có thời hạn từ 02 năm đến 06 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
++ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trẻ em) mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
++ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
++ Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em phạm tội cố ý gây thương tích từ 02 lần trở lên;
++ Giáo viên mầm non có hành vi bỏ đói, bạo hành trẻ em tái phạm nguy hiểm;
++ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trẻ em) mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của trẻ em từ 11% đến 30%
– Tù có thời hạn từ 05 năm đến 10 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (trẻ em) mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của trẻ em 61% trở lên
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của trẻ em từ 31% đến 60%
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi trẻ em từ 11% đến 30%
-Phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 14 năm. Áp dụng đối với những trường hợp sau:
+ Làm chết người (làm trẻ em chết);
+ Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của trẻ em mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị đánh 61% trở lên
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi trẻ em từ 31% đến 60%
– Phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Làm chết từ 02 trẻ em trở lên;
++ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của từ 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi trẻ em 61% trở lên
-Phạt tù chung thân, nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Làm chết từ 02 trẻ em trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của từ 02 trẻ em trở lên mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi trẻ em 61% trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em;
– Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non;
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com