skip to Main Content

Các dấu hiệu bị cấm và dấu hiệu không được bảo hộ riêng khi đăng ký nhãn hiệu

1. Các dấu hiệu bị cấm

Theo Điều 6 của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định các dấu hiệu bị cấm xuất hiện trong nhãn hiệu gồm:

(1) Quốc kỳ;

(2) Quốc huy;

(3) Các dấu hiệu chứng nhận;

(4) Các dấu hiệu mang tính kích động bạo lực, vi phạm thuần phong mỹ tục;

(5) Tên thật, bí danh, bút danh của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;

(6) Các từ viết tắt và những tên hay Tổ chức phi chính phủ.

2. Các dấu hiệu không được bảo hộ riêng

Các dấu hiệu không được bảo hộ riêng gồm: 

(1) Những từ dùng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ như DÂU TÂY,  CAM ÉP cho các loại đồ uống, ẤM ÁP cho máy sưởi…; 

(2) Những từ hoặc cụm từ như TRẮNG TUYỆT ĐỐI cho giấy, hoặc THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG cho những dịch vụ tái chế;

(3) Những tên phổ biến;

(4) Những tên địa danh, đặc biệt là những tên của các thành phố, thị trấn hay tên của vùng ngoại ô hoặc ranh giới cho những hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn muốn gắn nhãn hiệu;

(5) Những chữ viết tắt, những từ cấu tạo bằng những chữ đầu của một nhóm từ, các con số hoặc những chữ cái phổ biến đã được sử dụng liên quan tới hàng hóa;

(6) Chỉ những hệ chữ Latin mới có khả năng được bảo hộ, các hệ chữ tượng hình như chữ Phạn, chữ Hán, chữ của người Ả rập… sẽ không được bảo hộ riêng.

(7) Quá nhiều chữ hoặc hình vẽ quá phức tạp hoặc hình vẽ đơn giản như hình tròn, hình tam giác, hình vuông…

Đối với các dấu hiệu bị cấm và các dấu hiệu không được bảo hộ riêng, pháp luật Việt Nam không phân biệt rõ mà quy định chung tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 (gọi tắt là Luật SHTT), cụ thể các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu gồm:

(1) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

(2) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

(3) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

(4) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

(5) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các dấu hiệu bị cấm và dấu hiệu không được bảo hộ riêng khi đăng ký nhãn hiệu.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn