skip to Main Content

PHẢI LÀM GÌ KHI NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ?

Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ thì chủ đơn cần làm gì? Sau một quá trình dài chờ đợi tốn kém rất nhiều về chi phí cũng như thời gian, chủ đơn nào cũng mong muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ, tài sản trí tuệ của mình được công nhận và có thể ghi dấu trong lòng khách hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu đã có thời gian nộp đến hơn 02 năm mà vẫn bị từ chối bảo hộ. Vậy khi đó, chủ đơn phải làm gì để khắc phục điều này? 

Dưới đây, Luật Ánh Sáng Việt sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp và các bạn cần làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ: 

  1. DẤU HIỆU CHO THẤY NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ LÀ GÌ? 

Nếu chẳng may, đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành những công việc sau:

  • Tiến hành soạn thảo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, đồng thời nêu rõ lý do và ấn định thời hạn, sau đó gửi tới chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn để người nộp đơn có ý kiến phản đối dự định từ chối
  • Tiến hành soạn thảo thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ, sau khi xét thấy người nộp đơn không có ý kiến phản đối dự định từ chối, hoặc ý kiến phản đối không xác đáng và gửi tới chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn.

     2. CÁCH GIẢI QUYẾT KHI NHÃN HIỆU BỊ TỪ CHỐI BẢO HỘ

Khi nhận được dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn có thể nhờ tới các đơn vị đại diện để thống nhất cách giải quyết, hoặc có thể tự mình giải quyết vấn đề này theo các bước sau:

Bước 1: Lưu ý thời hạn trả lời

Thời gian để người nộp đơn có ý kiến trả lời thông báo dự định từ chối là 03 tháng kể từ ngày ban hành dự định (được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN).

Người nộp đơn cần lưu ý vấn đề này để tiến hành trả lời đúng hạn.

Bước 2: Xác định lý do bị từ chối bảo hộ

Các lý do khiến nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ thường được nêu rõ ngay trong thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.

Các lý do này không có giới hạn nào cụ thể, nhưng thường là 03 lý do sau:

  • Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt với các nhãn hiệu khác;
  • Nhãn hiệu có dấu hiệu mô tả sản phẩm, dịch vụ hay chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó;
  • Nhãn hiệu tương tự đến mức gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đối chứng

Bước 3: Tiến hành soạn thảo văn bản phúc đáp

Đối với các lý do đã tìm hiểu ở bước 2, nếu chủ đơn có thể khắc phục được các sai sót hay có cơ sở để phản đối các lý do từ chối trên, chủ đơn cần soạn thảo văn bản phúc đáp Cục sở hữu trí tuệ như sau:

  • Chỉ ra điểm khác nhau, đồng thời lập luận phân biệt hai nhãn hiệu bị đánh giá là không có khả năng phân biệt;
  • Loại bỏ các yếu tố không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ;
  • Trình bày các căn cứ, lý lẽ chưa xác đáng, hợp lý của Cục sở hữu trí tuệ.

Cần lưu ý rằng trong công văn phúc đáp, người nộp đơn cần nêu rõ số đơn, ngày nộp và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

Bước 4: Tiến hành nộp văn bản trả lời Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đã hoàn thành xong công văn, người nộp đơn có thể đến nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, đồng thời nộp kèm bổ sung các loại phí (nếu có) theo quy định, để Cục sở hữu trí tuệ tiến hành xem xét chấp nhận hoặc tiếp tục ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Trên đây là tư vấn của Luật Ánh Sáng Việt về việc chủ đơn cần làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ. Quý khách hàng cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0988975005

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn