skip to Main Content

Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng

Trong hoạt động tố tụng nếu có oan sai trong bất kỳ giai đoạn nào thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường vật chất, tinh thần đối với cá nhân này. Vậy bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng được quy định thế nào?

1. Nhà nước có phải bồi thường thiệt hại về tinh thần nếu có sai phạm trong hoạt động tố tụng:

 Theo ghi nhận của Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 thì trong hoạt động tố tụng hình sự nếu có những sai phạm nằm trong phạm vi trách nhiệm của Nhà nước thì nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại,cụ thể:

– Cá nhân bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mà người đó cũng không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, bị oan sai thì nhà nước có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định;

– Cá nhân bị bắt, bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

 – Đối với trường hợp người bị tạm giam có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không có thành tội phạm; Xét đến thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được rằng bị can đã thực hiện tội phạm;

– Cá nhân đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác nhận rằng những cá nhân này không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;

– Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

 – Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án đã hoàn tất việc chấp hành hình phạt tù nhưng sau đó lại có bản án quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm luật hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi đã tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam chấp hành hình phạt tù thì sẽ được nhà nước bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;

 – Cá nhân bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa đến thời gian thi hành án sau đó có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người này không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi đã tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì sẽ được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người này đáng lẽ phải chấp hành;

– Khi bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã xác nhận người này không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam trong hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người này phải chấp hành;

Với quy định nêu trên trong hoạt động tố tụng khi có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền áp dụng đối với một cá nhân mà dẫn đến oan sai thì những người này có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần. Cá nhân được quyền yêu cầu bồi thường bao gồm những người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, , người đã thi hành án tử hình mà có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác nhận rằng không có sự việc phạm tội và hành vi không có thành tội phạm. Cùng với đó tại giai đoạn mà cá nhân bị tạm giữ, tạm giam nếu oan sai cũng được bồi thường.

2. Quy định về mức bồi thường thiệt hại về tinh thần trong hoạt động tố tụng:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 thì thiệt hại về tinh thần đối với trường hợp bị oan sai được ghi nhận. Đối với trường hợp người bị thiệt hại, bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án và bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt động tố tụng hình sự thì việc bồi thường thiệt hại về tinh thần được diễn ra đó là: 

– Nếu người bị thiệt hại bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì mức bồi thường thiệt hại về tinh thần được xác định là 2 ngày lương cơ sở;

– Trong trường hợp người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù được xác định là 5 ngày lương cơ sở trong một ngày bị bắt tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù;

– Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại không bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải là hình phạt tù sẽ được xác định là hai ngày lương cơ sở trong một ngày không bị bắt tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt, trừ trường hợp quy định tại điểm d của khoản này;

– Cá nhân bị thiệt hại về tinh thần do chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phạt tù cho hưởng án treo sẽ được xác định là 3 ngày lương cơ sở trong một ngày chấp hành hình phạt; 

– Người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt theo bản án quyết định của Tòa án mà sau đó mới có bản án quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác nhận rằng người này thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi thiệt hại về tinh thần sẽ được xác định là hai ngày lương cơ sở trong một ngày chưa có bản án quyết định của cơ quan người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Lưu ý rằng: tính từ ngày 1 tháng 7 năm 2023 thì mức lương cơ sở được áp dụng đối với toàn quốc đã được tăng lên 1,8 triệu đồng trên một tháng. Nên mức lương cơ sở được áp dụng đối với trường hợp bồi thường về tinh thần sẽ bằng 60.000 đồng/1 ngày.

3. Cách xác định thời gian làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần:

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 68/2018/NĐ-CP thì khoảng thời gian được sử dụng làm căn cứ xác định thiệt hại về tinh thần quy định tại khoản 3 của Điều 27 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước được phân chia thành các trường hợp như sau:

– Người bị thiệt hại bị bắt, tạm giữ, tạm giam chấp hành hình phạt tù theo quy định tại điểm b khoản 3 của Điều 27 luật này thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị bắt tạm giữ, tạm giam trong hình phạt tù đến ngày chấp hành xong biện pháp ngăn chặn hoặc được trả tự do hoặc đến ngày chấp hành xong hình phạt tù;

– Cá nhân bị thiệt hại không bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc chấp hành hình phạt không phải hình phạt tù quy định tại điểm c khoản 3 của Điều 27 lần này thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại bị khởi tố hoặc tiến hành chấp hành hình phạt đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

– Cá nhân bị thiệt hại khi tiến hành chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 27 thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo đến ngày chấp hành xong hình phạt;

– Cá nhân sau khi đã chấp hành xong hình phạt theo bản án quyết định của Tòa án mà sau đó bản án quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó thuộc trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 27 của Luật này thì khoảng thời gian được tính kể từ ngày người bị thiệt hại đã chấp hành xong hình phạt cho đến ngày có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.

Văn bản pháp luật được sử dụng:

– Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;

– Nghị định 68/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn