CHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ TẠI NẠN LAO ĐỘNG
Luật sư cho tôi hỏi: tôi là công nhân của Cty TNHH X theo chế độ hợp đồng lao động. Ngày 10/03/2024, trong khi đang ăn giữa ca tại doanh nghiệp thì tôi bị chiếc quạt trần rơi trúng làm gãy cánh tay phải. Vì vậy, tôi phải nghỉ việc để điều trị tại bệnh viện 1 tháng, tổng số tiền viện phí là 22.000.000 đồng. Sau đó, tôi được đưa đi giám định, kết quả là bị suy giảm khả năng lao động 27%. Vậy công ty có trách nhiệm gì đối với tai nạn của tôi? Tôi có thể được hưởng chế độ BHXH nào? (anh B)
Tai nạn của anh B có phải tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có thể hiểu tai nạn lao động là sự cố xảy ra trong quá trình làm việc gây thương tích, tổn thất về sức khỏe hoặc thậm chí gây tử vong cho người lao động.
Do thời điểm anh B bị cánh quạt rơi vào người trong thời gian làm việc. Vậy nên, trường hợp tai nạn của anh B thuộc một trong các trường hợp của tai nạn lao động.
Vậy đối với trường hợp anh B, công ty có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH đã quy định rõ về các trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động xảy ra tai nạn lao động:
”1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp…
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp…
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
- Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
- Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.
Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.
- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;”
Với trường hợp của anh B, công ty TNHH X có trách nhiệm như sau:
Bồi thường và chăm sóc người lao động bị tai nạn: công ty phải thanh toán các khoản chi phí khám chữa cho anh B, cung cấp chăm sóc y tế và hỗ trợ phục hồi sức khỏe cho anh B trong trường hợp anh B không tham gia bảo hiểm y tế. Cần trả lương cho những ngày anh B nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, do Anh B bị suy giảm khả năng lao động 27% nên công ty phải bồi thường ít nhất là: 1,5+(27-10)*0,4=8,3 tháng tiền lương.
Trong trường hợp sau khi hồi phục, nếu anh B muốn quay trở lại làm thì công ty phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.
Người lao động có thể được hưởng chế độ BHXH nào khi xảy ra tai nạn lao động?
Căn cứ vào điều 46 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2.Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Đối với trường hợp anh B bị suy giảm khả năng lao động là 27% thì anh B sẽ được hưởng mức trợ cấp một lần là: 5+(27-5)*0,5= 16 lần mức lương cơ sở.
Ngoài ra anh B còn được hưởng thêm khoản trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
VD: Anh B đã đóng bảo hiểm được 4 năm => Số tiền trợ cấp của anh B là: 0,5+(4-1)*0,3=1,4 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com