skip to Main Content

Xe hỏng phanh đi ra đường cũng có thể bị phạt?

Khi tham gia giao thông đường bộ, không hiếm các trường hợp xảy ra tai nạn giao thông do các loại xe khách, xe máy không đảm bảo chất lượng về phanh, thắng xe; Hoặc các loại xe quá cũ, thải nhiều khói bụi gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người đi đường nói riêng và chất lượng sống đô thị nói chung. Ít người biết rằng, đối với các xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cũng sẽ bị pháp luật xử phạt.

Vậy xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có bị xử phạt không?

Để trả lời câu hỏi này thì cần phải nghiên cứu các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 hiện nay, có ghi nhận về điều kiện của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, cụ thể như sau: 

Người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông cần phải đảm bảo các loại giấy tờ sau đây:

– Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đúng quy định của pháp luật;

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và giấy chứng nhận bảo vệ môi trường đối với các loại xe cơ giới theo quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019;

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các đối tượng là chủ xe cơ giới theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra thì về vấn đề kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các xe cơ giới, Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 có ghi nhận về vấn đề này, cụ thể như sau:

– Quá trình sản xuất hoặc cải tạo, quá trình sửa chữa hoặc lắp ráp, bảo dưỡng cũng như nhập khẩu các loại xe cơ giới tham gia vào việc giao thông trên đường bộ phải đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kỹ thuật cũng như các quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, không được phép cải tạo các loại ô tô khác thành ô tô chở khách, nếu tiến hành hoạt động đó thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật;

– Các đối tượng là chủ phương tiện sẽ không được tự ý thay đổi kết cấu, thay đổi cấu thành hoạt hệ thống của các loại xe không đúng với thiết kế ban đầu của các nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét và phê duyệt. 

Ngoài ra thì đối với hành vi không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, còn được ghi nhận cụ thể tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Như vậy, nếu như xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

Xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào? 

Căn cứ theo Điều 16 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 của Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), có ghi nhận về mức xử phạt đối với hành vi xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm điều khiển các phương tiện có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng các loại giấy tờ này đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);

– Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm điều khiển các phương tiện không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo đúng quy định của pháp luật (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

Thứ hai, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt thì người điều khiển xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc phải tiến hành hoạt động lắp đầy đủ thiết bị hoặc buộc phải thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định của pháp luật;

– Buộc phải tiến hành hoạt động lắp đầy đủ thiết bị hoặc buộc phải khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định của pháp luật.

Quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới khi tham gia giao thông, cụ thể như sau:

– Việc tiến hành các hoạt động lắp ráp và cải tạo, sản xuất và sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu các loại xe cơ giới khi các loại xe cơ giới này tham gia giao thông đường bộ thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kỹ thuật cũng như các quy định về bảo vệ môi trường, các chủ thể không được phép cải tạo các loại ô tô khác thành xe ô tô chở khách trái với quy định của pháp luật;

– Các chủ thể là chủ phương tiện sẽ không được phép tiến hành các hoạt động trái quy định của pháp luật, không được phép tự ý thay đổi kết cấu cũng như thay đổi hệ thống của xe khác với thiết kế của các nhà chế tạo cũng như thiết kế cải tạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét và phê duyệt theo đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định;

– Các loại xe là ô tô và rơ moóc được kéo bởi các loại xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ cần phải được tiến hành kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật cũng như chất lượng bảo vệ môi trường (hoạt động này có thể gọi tắt là kiểm định); 

– Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện quá trình đăng kiểm cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định;

– Các đối tượng là chủ phương tiện và người lái xe ô tô cần phải chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kĩ thuật của phương tiện theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng tiêu chuẩn khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định;

– Các chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về các điều kiện và tiêu chuẩn cũng như quá trình cấp giấy phép cho các cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, có thẩm quyền trong việc quy định và tổ chức thực hiện quá trình kiểm định xe cơ giới. Các chủ thể có thẩm quyền khác đó là bộ trưởng Bộ Quốc phòng và bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền trong việc quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội và công an với mục đích sử dụng, phục vụ cho quốc phòng và an ninh.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn