THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? NỘI DUNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN HÀNH?
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? NỘI DUNG THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN HÀNH?
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 chương, 13 điều, trong đó quy định rõ nhóm các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường. Đây là những mặt hàng khi sử dụng sẽ có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 08 nhóm hàng hóa sau: Xăng dầu (xăng, nhiên liệu bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn). Đây là các sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,… ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
Đồng thời Luật cũng quy định điều khoản mở “ Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định”
NGƯỜI NỘP THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Thuế bảo vệ môi trường thu vào hàng hóa thuộc diện chịu thuế, vì vậy Luật quy định theo nguyên tắc chung là: những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ là người nộp thuế. Đồng thời, quy định cụ thể đối với một số trường hợp đặc thù để tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai Luật, như sau:Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là người nộp thuế.Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
CĂN CỨ TÍNH THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa. Trong đó: Số lượng hàng hóa tính thuế: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho; đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
Mức thuế: Luật thuế bảo vệ môi trường quy định mức thuế tuyệt đối nhằm đơn giản, minh bạch trong thực hiện, đảm bảo ổn định số thu ngân sách nhà nước.
Biểu khung thuế bảo vệ môi trường: Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật quy định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể trong từng thời kỳ đảm bảo các nguyên tắc:Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường của hàng hóa.
KHAI, TÍNH, NỘP VÀ HOÀN THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Về thời điểm tính thuế: Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa; đối với hàng hóa tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng; đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra.
Về khai thuế, tính thuế và nộp thuế: Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai và nộp thuế nhập khẩu; thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
Về hoàn thuế: Người nộp thuế được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong các trường hợp sau: hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, được tái xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu để giao, cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng dầu để bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên các tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên các tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất; hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất ra nước ngoài.
Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0988975005.
Trân trọng!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com