skip to Main Content

So sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là một trong những tiền đề quan trọng nâng cao trách nhiệm của các bên trong các giao dịch dân sự. Dưới đây là bảng so sánh về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

1. So sánh các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 292 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó bao gồm 09 biện pháp, cụ thể như sau: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản.

Phụ thuộc vào nội dung, tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ mà mỗi biện pháp bảo đảm mang một đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp bảo đảm đều có các đặc điểm chung sau đây:

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này có nghĩa là mỗi biện pháp bảo đảm đều gắn với một hoặc một số nghĩa vụ được bảo đảm nhất định, đó có thể là nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ hiện tại. Suy cho cùng thì biện pháp bảo đảm không tồn tại một cách độc lập mà phải gắn liền với một nghĩa vụ được bảo đảm.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường khi đặt ra biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Ngoài ra trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất, mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ các yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối với một đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nêu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiên phạt và bôi thường thiệt hại.

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ điều này có nghĩa không thể áp dụng biện pháp bảo đảm nêu nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ. Đồng thời, pháp luật quy định cụ thể về hình thức của các biện pháp bảo đảm.

Bên cạnh những điểm tương đồng, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có những điểm khác biệt nhất định. Có thể phân biệt các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thông qua các tiêu chí sau đây:

Tiêu chíCầm cốThế chấpĐặt cọcKý quỹKý cượcBảo lưu quyền sở hữu tài sảnTín chấpBảo lãnhCầm giữ tài sản
Cơ sở pháp lýĐiều 309 đến Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 330 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 329 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 331 đến Điều 334 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 344 đến Điều 345 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 335 đến Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2015Điều 346 đến Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015
Khái niệmGiao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên còn lại để bảo đảm thực hiện nghĩa vụDùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên còn lại Giao cho bên còn lại một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác  trong một thời hạn nhất định, nhằm mục đích để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồngBên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa của bất kì một tổ chức tín dụng (thành lập hợp pháp) để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụBên thuê tài sản là động sản giao sẽ thực hiện hành vi cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuêBên bán bảo lưu quyền sở hữu tài sản của mình cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ thì mới chuyển giao cho bên muaTổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể thực hiện thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hay các hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng của pháp luậtNgười thứ ba cam kết với bên có sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.Bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ sẽ được quyền chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, hoặc bên có nghĩa vụ  đó thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình
Chủ thể– Bên cầm cố;

– Bên nhận cầm cố

– Bên thế chấp;

– Bên nhận thế chấp;

– Bên giữ tài sản (nếu có)

– Bên đặt cọc;

– Bên nhận đặt cọc

– Bên ký quỹ;

– Bên có quyền;

– Tổ chức tín dụng

– Bên ký cược; 

– Bên nhận ký cược

– Bên bán (bên bảo lưu quyền sở hữu);

– Bên mua

– Bên cho vay;

– Bên vay; 

– Tổ chức chính trị xã hội cơ sở

– Bên bảo lãnh;

– Bên nhận bảo lãnh; 

– Bên được bảo lãnh

– Bên cầm giữ;

– Bên bị cầm giữ

Đối tượngTài sản của bên cầm cố, như động sản, các loại giấy tờ có giáTài sản của bên thế chấp, gồm: động sản, bất động sản, tài sản hình thành trong tương lai …Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giáTiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khácTài sản của bên bán (quyền sở hữu tài sản)TiềnTài sản của bên bảo lãnhTài sản chiếm giữ hợp pháp của bên có quyền
Bản chấtBắt buộc phải có sự chuyển giao tài sảnKhông chuyển giao tài sản, chỉ giao các loại giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sảnBảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồngTài sản không giao cho bên có quyềnBảo đảm bên thuê sẽ trả lại tài sản thuêGhi nhận quyền sở hữu bên bánBảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyềnBảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc trái quyềnBảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm
Hình thứcPhải lập thành văn bảnPhải lập thành văn bản. đối với trường hợp luật định phải công chứng, chứng thựcPhải lập thành văn bảnKhông bắt buộc phải lập thành văn bảnKhông bắt buộc phải lập thành văn bảnKhông bắt buộc phải lập thành văn bảnPhải lập thành văn bảnPhải lập thành văn bản. Đối với trường hợp luật định phải công chứngchứng thựcKhông bắt buộc phải lập thành văn bản
Hiệu lực đối kháng với người thứ baKhôngKhôngKhôngKhôngKhông

2. Có được bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp khác nhau không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bao nhiêu tài sản khác nhau. Cụ thể như sau:

– Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp nghĩa vụ này vi phạm mà bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm không có các thỏa thuận về vấn đề lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm nào, thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn biện pháp bảo đảm để có thể áp dụng trên thực tế hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm trong cùng một lúc;

– Một nghĩa vụ có thể được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản khác nhau trên thực tế. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với từng loại tài sản trong số tài sản được đưa ra để bảo đảm sẽ được xác định theo sự thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Trường hợp bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm không có sự thỏa thuận thì bất kỳ tài sản nào trong số tài sản được dùng để bảo đảm đều có thể được đưa ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy có thể nói, trong một hợp đồng dân sự, một nghĩa vụ có thể được bảo đảm bằng nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau. Hành vi này không bị coi là hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ về bảo đảm.

3. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là chủ thể nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có quy định về bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm như sau:

– Bên bảo đảm bao gồm: Bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên kia cửa, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong trường hợp áp dụng biện pháp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp bảo đảm cầm giữ;

– Bên nhận bảo đảm bao gồm: Bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong biện pháp ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có áp dụng biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, các tổ chức tín dụng trong trường hợp áp dụng biện pháp tính chất, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp bảo đảm cầm giữ.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Bộ luật Dân sự năm 2015;

– Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn