skip to Main Content

PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, do hậu quả của lạm phát mà doanh nghiệp chúng tôi đang rơi vào tình trạng khó khăn, gánh nặng chi phí ngày càng tăng cao. Hiện nay, không có khả năng chi trả lương cho nhân viên và trả nợ ngân hàng. Xin Luật sư tư vấn cho chúng tôi nên tiến hành đóng cửa doanh nghiệp bằng hình thức giải thể hay phá sản ? 

   Công ty Luật Ánh Sáng Việt xin gửi đến quý khách bài viết sau đây để trả lời cho câu hỏi của khách hàng.

1. ĐIỂM GIỐNG NHAU:

  • Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản;
  • Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp;
  • Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. ĐIỂM KHÁC NHAU:

Tiêu chíGiải thểPhá sản
1. Căn cứ pháp lýLuật Doanh nghiệp 2020Luật Phá sản 2014
2. Khái niệmLà việc chấm dứt hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu (ý chí chủ quan) đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luậtLà tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
3. Nguyên nhânDoanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định gia hạn.

– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện:

– Có phạm vi hẹp, doanh nghiệp đã bị mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

4. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầuNhững người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm: 

– Chủ doanh nghiệp tư nhân. 

– Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. 

– Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.

– Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm:

– Chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.

– Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần.

– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng.

5. Loại thủ tụcLà một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.Là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.
6. Điều kiệnĐiều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định.Điều kiện để doanh nghiệp phá sản không bắt buộc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh.
7. Xử lý quan hệ tài sảnDoanh nghiệp trực tiếp thanh toán các khoản nợ với các chủ nợ và nghĩa vụ tài chính khácViệc thanh lý tài sản, phân chia giá trị được doanh nghiệp thực hiện thông qua một tổ chức trung gian (Quản tài viên)
8. Thứ tự thanh toán tài sảnThứ tự thanh toán khi công ty giải thể:

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

– Nợ thuế.

– Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Thứ tự thanh toán khi công ty phá sản:

– Chi phí phá sản.

– Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.

– Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

9. Trình tự, thủ tụcTrình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau:

–  Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. 

– Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp. 

– Doanh nghiệp tiến hành thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ, phân chia phần tài sản còn lại theo quy định. 

– Nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế phụ trách và Phòng đăng ký kinh doanh (trong vòng 6 tháng kể từ ngày hồ sơ thông báo giải thể hợp lệ) 

– Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau: 

– Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản. 

– Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. 

– Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.

– Triệu tập hội nghị chủ nợ.

– Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

– Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

10. Hậu quả pháp lýDoanh nghiệp giải thể, xóa tên và chấm dứt sự tồn tại.Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn