skip to Main Content

THỦ TỤC THAY ĐỔI NỘI DUNG, HOÃN, ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Dự án đầu tư là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, Dự án đầu tư được định nghĩa như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

  1. Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Để dự án đầu tư hoạt động trên thực tế, nhà đầu tư ngoài phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư (hay còn gọi là chứng nhận đăng ký đầu tư, mà trước đây là Giấy chứng nhận đầu tư). Trên giấy phép đầu tư sẽ ghi nhận những thông tin về dự án đầu tư, bao gồm các nội dung sau:

+ Nhà đầu tư;

+ Tên dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;

+ Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng;

+ Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;

+ Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động);

+ Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

+ Tiến độ thực hiện dự án đầu tư;

+ Hình thức ưu đãi, hỗ trợ và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có);

+ Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

 

2. Điều chỉnh dự án đầu tư là gì?

Căn cứ điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về điều chỉnh dự án đầu như sau:

(1) Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

(2) Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(3) Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

– Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

– Kéo dài tiến độ dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

– Điều chỉnh thời gian hoạt động của dự án đầu tư;

– Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

(4) Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, trừ một trong các trường hợp sau đây:

– Để khắc phục hậu quả trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về đất đai;

– Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư do nhà nước đầu tư chậm được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

– Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nhà nước chậm thực hiện thủ tục hành chính;

– Điều chỉnh dự án đầu tư do cơ quan nhà nước thay đổi quy hoạch;

– Thay đổi mục tiêu đa được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

– Tăng tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư.

(5) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp cao hơn thì cấp đó có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều này.

(6) Trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định tương ứng tại các điều 34, 35 và 36 của Luật này đối với các nội dung điều chỉnh.

(7) Trường hợp đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải chấp thuận chủ trương đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư.

 

3. Hồ sơ trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án gồm những gì?

Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP, hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:

“Điều 31. Hồ sơ, thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

  1. Hồ sơ trình thẩm định của nhà đầu tư gồm:
  2. a) văn bản đề nghị chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong đó nêu rõ các nội dung điều chỉnh, lý do điều chỉnh;
  3. b) Đề xuất dự án đầu tư Điều chỉnh hoặc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh hoặc báo cáo nghiên cứu kahr thi điều chỉnh;
  4. c) Các tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ, e, g, h khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư liên quan đến các nội dung Điều chỉnh.
  5. d) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

 

4. Thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án 

Căn cứ Điều 31 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục trình thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, cụ thể như sau:

– Nhà đầu tư nộp 20 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến Bộ kế hoạch và Đầu tư.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của dự án, Bộ kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.

– Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập. Trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra.

– Hồ sơ trình chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm:

+ Các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này;

+ Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu có liên quan (nếu có).

– Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Chính phủ.

– Hồ sơ CHính phủ trình Quốc hội gồm:

+ Tờ trình của Chính phủ;

+ Các tài liệu, hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước;

+ Tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Từ những phân tích ở trên, việc thay đổi nội dung, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư được tiến hành như sau:

– Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải trình bày rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án.

– Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay đổi nội dung dư án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định.

– Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ trong các trường hợp sau đây.

  1. a) Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;
  2. b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn