skip to Main Content

Những vấn đề phát lý về hợp đồng hợp tác kinh doanh

          Trong quan hệ kinh doanh thương mại để tránh rủi ro khi hợp tác đầu tư, đảm bảo quyền lợi khi tham gia góp vốn các nhà đầu tư thường kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp tác kinh doanh dựa trên sự thỏa thuận của các bên nhưng hoạt động này cũng chịu sự điều chỉnh nhất định của pháp luật. Sau đây Luật Ánh Sáng Việt sẽ cung cấp các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh như sau:

  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là Hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
  2. Nội dung của Hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC cần phải có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  1. Tài sản chung
  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên, việc định đoạt tài sản khác do người đại diện của thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên có thỏa thuận khác.
  • Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung, nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp có hợp đồng hoặc pháp luật có quy định khác.
  1. Rút khỏi hợp đồng BCC

Thành viên chỉ được quyền rút khỏi hợp đồng BCC trong trường hợp:

  • Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng BCC;
  • Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.

Thành viên rút khỏi hợp đồng BCC có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài  sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận.

  1. Chấm dứt hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

  • Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
  • Hết thời hạn thỏa thuận ghi trong hợp đồng hợp tác;
  • Mục đích hợp tác đã đạt được;
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi chấm dứt hợp đồng BCC, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng này phải được thanh toán. Nếu tài sản chung không đủ thì dùng tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán.

Trường hợp thanh toán hết các khoản nợ mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

            Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh hãy liên hệ với Luật Ánh Sáng Việt chúng tôi sẽ giúp Quý khách hàng giảm bớt các rủi ro pháp lý và thu được lợi nhuận từ quá trình hợp tác đầu tư. Liên hệ Hotline 0936.214.556 để được tư vấn.

            Trân trọng!

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn