skip to Main Content

LOGO – ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HAY ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

LOGO – ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HAY ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Câu hỏi: Thưa Luật sư, hiện tại em đang tiến hành startup về sản phẩm đồ da handmade. Chúng em tự thiết kế logo và đang cân nhắc về việc đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên bạn bè em một số khuyên chúng em đăng ký bản quyền, một số lại khuyên em đăng ký nhãn hiệu. Em chưa rõ về hai loại đăng ký bảo hộ này nên muốn xin ý kiến của Luật sư. Thủ tục hai loại đăng ký này khác nhau ở điểm gì và nên ưu tiên chọn loại đăng ký nào hơn? Xin Luật sư giải đáp. Em xin cảm ơn.

Trả lời: Về câu hỏi của bạn, Luật sư ASV trả lời như sau:

Logo là thương hiệu đánh dấu nét độc đáo, riêng biệt của sản phẩm (dịch vụ) của công ty bạn đối với các công ty khác. Để giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện được sản phẩm đặc trưng của công ty, đồng thời tránh các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách sử dụng trái phép thương hiệu, bạn nên tiến hành đăng ký bảo hộ.

Vậy, nên lựa chọn thủ tục nào? 

Chúng tôi xin đưa ra nội dung so sánh như sau:

Tiêu chíĐăng ký bản quyền tác giảĐăng ký nhãn hiệu
Cơ quan thụ lý hồ sơ
  • Cục bản quyền tác giả
  • Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký
  • 03 Mẫu logo
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả
  • Giấy cam đoan của tác giả
  • Bản sao CMND hoặc giấy ĐKKD của chủ sở hữu nếu tác giả và chủ sở hữu là hai đối tượng khác nhau
  • Hợp đồng thuê (nếu tác giả được thuê làm ra tác phẩm), Quyết định giao nhiệm vụ (nếu tác giả được giao công việc sáng tác)
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • 06 mẫu logo
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
Nội dung bảo hộ
  • Bảo hộ phần thiết kế của logo
  • Bảo hộ phần chữ (nếu có) và phần hình của logo
Thời gian đăng ký
  • 15-30 ngày
  • 18 – 24 tháng
Điều kiện phát sinh quyền
  • Tự động được bảo hộ kể từ khi tác phẩm được định hình (logo được hoàn thành)
  • Kể từ ngày đăng ký
Thời hạn bảo hộ
  • 75 năm kể từ ngày công bố tác phẩm
  • 10 năm kể từ ngày nộp đơn
Gia hạn hiệu lực
  • Không được gia hạn
  • Được gia hạn liên tiếp, mỗi lần 10 năm

Nhận định:

Đối với thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

  • Hồ sơ chuẩn bị đơn giản hơn, chỉ cần các tờ khai và mẫu nhãn;
  • Cần gia hạn và nộp các chi phí gia hạn;
  • Thời gian đăng ký bảo hộ lâu hơn do thông qua hai quá trình thẩm định hình thức và thẩm định nội dung;

Đối với thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

  • Hồ sơ phức tạp hơn rất nhiều, cần cung cấp các tài liệu thể hiện chủ sở hữu và tác giả (trường hợp nếu đó là hai người khác nhau), nếu có nhiều chủ sở hữu cần cung cấp văn bản thể hiện sự đồng ý của họ;
  • Thời gian đăng ký nhanh chóng 
  • Thời hạn bảo hộ lâu dài (không cần gia hạn);

Có thể thấy rằng: Căn cứ vào mục đích sử dụng logo mà bạn có thể tiến hành đăng ký bản quyền hoặc nhãn hiệu. 

Vậy, nếu bạn muốn sử dụng logo tập trung vào mục đích kinh doanh thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại quyền lợi tốt nhất cũng như cơ chế chặt chẽ để xử lý hành vi sử dụng nhãn hiệu trái pháp luật. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn