LÀM GIẢ DI CHÚC ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN CÓ BỊ ĐI TÙ?
Luật sư cho tôi hỏi tình huống như sau: Khi bố của anh T mất năm 2017, anh T làm một bản di chúc giả bằng văn bản để chiếm đoạt tài sản gồm căn nhà 2 tầng cùng một căn nhà cấp 4, tổng giá trị khoảng 2 tỷ. Vậy hành vi làm giả di chúc bằng văn bản của anh T khi bị phát hiện có thể bị xử lý hình sự không?
1. Di chúc bằng văn bản là gì?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự thì di chúc bằng văn bản là một tài liệu pháp lý mà một người viết trước khi qua đời để quyết định việc phân phối tài sản của mình sau khi mất. Trong di chúc, người viết sẽ ghi rõ số tài sản hoặc đất đai của mình sẽ được chia như thế nào cho người thừa kế, người thân, hoặc bất kỳ ai mà họ muốn.
2. Di chúc bằng văn bản như thế nào thì hợp pháp?
Để di chúc bằng văn bản được coi là hợp pháp, cần tuân theo những quy định sau đây:
- Về độ tuổi:
Nếu là người đã thành niên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn sáng suốt, không bị ép buộc thì khi lập di chúc bằng văn bản ( đánh máy hoặc viết tay) có hoặc không có công chứng cũng sẽ đều hợp pháp.
Nếu là người không thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người giám hộ, có sự tham gia và chứng nhận của người đại diện pháp lý hoặc cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp và công bằng trong việc thực hiện di chúc.
Ngoài ra đối với trường hợp người lập di chúc không biết chữ, khi lập di chúc bằng văn bản cũng cần được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Về nội dung của di chúc:
Phải có tên, địa chỉ và chữ ký của người viết di chúc.
Phải ghi rõ nội dung của di chúc, bao gồm việc chia tài sản, quyền lợi cho các người thừa kế và một số nội dung khác.
Lưu ý: Nội dung của di chúc không được trái quy định của luật và cần tuân thủ thể thức văn bản.
3. Trường hợp làm giả di chúc như nào có thể bị xử lý hình sự?
Di chúc là ý chí của một người để phân chia tài sản của người đó cho người khác sau khi chết. Vậy nên căn cứ theo Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015, hành vi giả mạo di chúc của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ không được hưởng di sản thừa kế ngoài ra còn bị xử lý hành chính, hình sự như sau:
Về xử lý hành chính: Giả mạo di chúc của người khác để chiếm đoạt tài sản của người để lại di chúc có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo quy định của điểm c khoản 1 điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Về xử lý hình sự: Giả mạo di chúc của người khác để chiếm đoạt tài sản của người để lại di chúc có thể bị truy cứu về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt tùy thuộc vào số tài sản chiếm đoạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi làm giả con dấu của cơ quan nhà nước quy định tại Điều 341 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
VD: trong trường hợp của anh T, giá trị của 2 căn nhà là 2 tỷ vậy nên căn cứ theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) anh T sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm tù do chiếm đoạt số tiền trên 500 triệu.
Dựa theo bài viết trên do Luật Ánh Sáng Việt chia sẻ, có thể thấy rằng, việc làm giả di chúc để thừa kế tài sản không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là một hành vi không minh bạch và thiếu sự trung thực. Hãy tôn trọng quy định pháp luật và không dùng những hành vi gian dối để đánh cắp tài sản của người khác.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com