skip to Main Content

CƠ SỞ PHÁP LÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

CƠ SỞ PHÁP LÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thành lập doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục pháp lý trên mặt giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền. Loại hình doanh nghiệp khác nhau thì thủ tục và thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, thành lập doanh nghiệp không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người sáng lập nên doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo trật tự quản lý cũng như sự phát triển cho đất nước. Do đó, có thể nói thành lập doanh nghiệp vừa là nhu cầu tất yếu vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

CÔng Ty LuẬt Ánh SÁng ViỆt 0936 214 556 0988 975 005 0246 684 5117

 

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Điều kiện về ngành, nghề đăng kí kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tạo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp: 

  • Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
  • Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÍ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Cơ sở pháp lý thành lập doanh nghiệp gồm có trình tự và thủ tục khi thành lập doanh nghiệp. Được quy định từ Điều 17 đến Điều 45 của Chương 2 – Luật doanh nghiệp 2020. Là cơ sơ sở pháp lý quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký các loại hình doanh nghiệp, nội dung giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, diều lệ công ty, ttrình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công bố nội dung đằng ký doanh nghiệp, tài sản góp vốn, những quy định cho tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: 

Người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập mới.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo một trong ba phương thức sau đây:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

– Nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải có văn bản thông báo về nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lí do cho người thành lập doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0988975005.

Trân trọng!

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn