skip to Main Content

XÚC PHẠM DANH DỰ NGƯỜI KHÁC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Hiện nay, có không ít trường hợp các cá nhân (do mâu thuẫn với nhau) đã sử dụng mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của đối phương. Điển hình như các hành vi tung tin đồn sai sự thật, đăng tải các hình ảnh ghép, ảnh nhạy cảm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nạn nhân cũng như gia đình và các mối quan hệ xung quanh họ. 

Theo Khoản 1 Điều 20 của Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định rất cụ thể tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015.

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Tùy vào mức độ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính

Người có các hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xuyên tạc thông tin sai sự thật về người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người có các hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xuyên tạc thông tin sai sự thật về người khác đến mức nghiêm trọng thì những người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Trong trường hợp người có các hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xuyên tạc thông tin sai sự thật về người khác bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn và các bạn bị nêu đích danh khác thì những người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật hình sự:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp này, bạn cần trình báo với các cơ quan chức năng (Cơ quan Công an, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông), đề nghị các cơ quan này điều tra, xác minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn theo đúng quy định của pháp luật.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn