skip to Main Content

Nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn?

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

      Đồng thời luật cũng quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên (điểm g khoản 2 Điều 74 Luật SHTT năm 2005). Như vậy làm thế nào để biết nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký bảo hộ có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hay không? Luật Ánh Sáng Việt sẽ sẽ giải đáp thắc mắc này như sau:

     Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác hay không, cần phải xem xét đến cấu trúc, cách thể hiện, cách phát âm và ý nghĩa của nhãn hiệu. Đồng thời phải xem xét nhãn hiệu đó được sử dụng cho loại hàng hóa, dịch vụ nào.

     1. Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu khác

    Dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu khác nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu được so sánh cả về cấu trúc, cách thể hiện, cách phát âm và ý nghĩa của nhãn hiệu. Chẳng hạn như nhãn hiệu “VINAMILK” cho sản phẩm sữa đã được cấp văn bằng bảo hộ từ năm 2010, đến năm 2015 công ty A lại nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “VINAMILK” cho sản phẩm sữa của họ, như vậy Cục SHTT sau khi xem xét nhãn hiệu xin đăng ký bảo hộ của công ty A sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu này trùng hoàn toàn với nhãn hiệu “VINAMILK” đã được cấp văn bằng bảo hộ trước đó.

      2. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác

      Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác nếu dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu khác về cấu trúc (chẳng hạn ANPHA và ANPHAN) và/hoặc cách phát âm (chẳng hạn GONGCHA và GONGTRA) và/hoặc ý nghĩa của nhãn hiệu (chẳng hạn NEWSTAR và NGÔI SAO MỚI) và/hoặc hình thức thể hiện của nhãn hiệu cả phần chữ lẫn phần hình, đối với phần hình của nhãn hiệu cần xem xét đến các yếu tố về đường nét, hình khối, màu sắc, sự phối hợp các chi tiết trong nhãn hiệu để xem xét xem tổng thể dấu hiệu đó có tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ hay không. Ngoài so sánh những điểm này chúng ta cần xem xét khả năng trùng hoặc tương tự giữa hàng hóa, dịch vụ đi kèm với dấu hiệu xin đăng ký với hàng hóa, dịch vụ đã đăng kí cho nhãn hiệu khác.

      3. Hàng hóa hoặc dịch vụ được coi là tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ khác khi nào?

  • Một là, chúng có bản chất gần giống nhau và có cùng mục đích sử dụng. Chẳng hạn mặt hàng Vải vóc và Quần áo, hai mặt hàng này có cùng chức năng sử dụng, bản chất chúng gần như nhau. Hoặc dịch vụ Cho thuê xe tự lái và dịch vụ Taxi, hai dịch vụ này đều liên quan đến phương tiện vận chuyển, mục đích tương đối giống nhau dễ gây nhầm lẫn.
  • Hai là, chúng có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo…) hoặc cùng chức năng, mục đích sử dụng. Chẳng hạn như quần áo và giày dép.
  • Ba là, tương tự nhau về bản chất, chẳng hạn sản phẩm nước khoáng và sản phẩm nước ngọt có ga, về bản chất chúng đều là nước uống đóng chai.
  • Bốn là, tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng, chẳng hạn sản phẩm nồi áp xuất và nồi chiên, đều là sản phẩm được sử dụng với mục đích nấu nướng trong nhà bếp.

     Nếu bạn lo lắng về khả năng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ hãy tiến hành so sánh dựa trên những tiêu chí như trên. Tuy nhiên thực chất việc làm này thực sự không dễ dàng, chỉ những người có kinh nghiệm mới thực hiện so sánh, đánh giá chính xác được.

      Do vậy, để tránh mất thời gian và đảm bảo nhãn hiệu được bảo hộ toàn vẹn Luật Ánh Sáng Việt giới thiệu tới Quý khách hàng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đảm bảo độ chính xác tuyệt đối với thời gian tra cứu là 03 ngày làm việc.        

          Quý khách vui lòng liên hệ số Hotline 0961.204.082 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể!

          Trân trọng!

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn