Cách thức rút vốn của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Những cách thức có thể rút vốn mà thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể thực hiện.
Căn cứ vào khoản 2 điều 50 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.”
Như vậy, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trỏ lên có thể rút vốn dưới các hình thức như sau:
Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp.
Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về một số vấn đề như : Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; một số trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.( Theo điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2014)
Chuyển nhượng phần vốn góp.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên phải tuân theo một số quy định như sau: Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. (Theo điều 52 Luật doanh nghiệp năm 2020)
Rút vốn bằng cách thức trả nợ, tặng cho vốn theo các trường hợp về xử lí vốn quy định tại điều 53 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba thì đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai hình thức sau đây: Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận hoặc là chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó.
Được công ty hoàn trả vốn góp theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 68 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Theo đó, trong trường hợp công ty giảm vốn điều lệ bằng cách: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. Đây cũng là một trường hợp mà được coi như là một cách thức để thành viên rút vốn khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
VPGD: Tầng 2, số 211 phường Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: www.luatanhsangviet.com – http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com