skip to Main Content

TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN GÂY ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC ĐỂ TRỤC LỢI

I. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là gì?

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

II. Quy định pháp luật 

Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung 2017)

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 01 đến 06 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

III. Cấu thành tội phạm

3.1. Về chủ thể tội phạm

– Chủ thể của loại tội phạm này là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời phải là người có chức vụ, quyền hạn.

3.2. Về khách thể tội phạm

– Khách thể của loại tội phạm này là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

3.3. Về mặt khách quan

– Hành vi: Lạm dụng vị trí công tác và thẩm quyền được giao để thực hiện hành vi trái phép, nhằm mục đích tư lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu cá nhân, dẫn đến thiệt hại về tài sản hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi chính đáng của Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

3.4. Về mặt chủ quan

– Lỗi: cố ý khi có ý thức nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện.

– Mục đích: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn liên quan đến công việc để trục lợi cá nhân.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn