TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
F88bet Tự do ngôn luận là một nguyên tắc đảm bảo cho cá nhân hay cộng đồng có quyền tự do nói ra quan điểm và ý kiến của bản thân. Tại Hiến pháp năm 2013, Điều 25 Đảng và Nhà nước ta khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Việc thể hiện ý chí và quan điểm này được pháp luật công nhận và bảo vệ, tuy nhiên cũng có những sự hạn chế nhất định để bảo đảm ngôn từ được sử dụng một cách lành mạnh.
Bạo lực ngôn từ có thể hiểu là việc sử dụng ngôn ngữ để công kích người khác, gây ra những thiệt hại cho người đó về uy tín, sức khỏe, danh dự, tinh thần; là con dao vô hình với 2 lưỡi sắc nhọn.
Mọi người có thể sử dụng ngôn từ của mình vào những mục đích khác nhau, có quyền đưa ra những ý kiến quan điểm cá nhân của mình, nhưng những quan điểm, ý kiến đó không được nhằm mục đích gây hại cho đối tượng cụ thể. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội như hiện nay, hiện tượng sử dụng quyền tự do ngôn luận để công kích người khác ngày càng phổ biến, đặc biệt là trên những diễn đàn mạng xã hội. Một đánh giá tiêu cực có thể không gây nên hậu quả nhưng nhiều bình luận tiêu cực có thể dẫn tới vô vàn hậu quả nghiêm trọng.
F88bet Trang Chủ Căn cứ theo quy định tại Điều 101 nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội, cụ thể như sau:
“ Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
- a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
…
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”
Như vậy, việc sử dụng ngôn từ sau mục đích không những bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tương ứng.
Tự do ngôn luận là quyền của mỗi người nhưng được hạn chế bởi pháp luật để đảm bảo việc sử dụng quyền đúng mục đích và không gây hại cho bất kỳ thành viên nào trong xã hội. Lợi dụng tự do ngôn luận để bạo lực ngôn từ mạng xã hội là hành vi vi phạm và được quy định xử phạt nghiêm theo pháp luật.
Trên đây là sơ lược ý kiến của ASV liên quan đến một vấn đề đang tồn tại ngày càng phổ biến của xã hội hiện nay. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.
Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com