skip to Main Content

NGỪNG MUA NHÀ CÔNG CHỨNG VI BẰNG

Hình thức mua nhà, đất thông qua vi bằng không còn xa lạ với người dân hiện nay. Giá cả phải chăng, thủ tục nhanh gọn là yếu tố đánh thẳng vào tâm lý người mua, khiến họ lập tức sa vào cạm bẫy của “cò nhà” mà quên đi những rủi ro “trắng tay” về sau, khi gia sản bao lâu tích cóp chỉ còn lại trên giấy tờ. 

Vậy mua nhà vi bằng là gì? Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi mua nhà thông qua vi bằng?

MUA NHÀ VI BẰNG LÀ GÌ?

     Định nghĩa vi bằng được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08 của Chính phủ năm 2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Theo đó vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định trên.

     Vi bằng mua bán nhà thực chất là văn bản ghi nhận đã có sự kiện hai bên giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ,…Lập vi bằng không thể thay thế và không giống với việc công chứng hợp đồng mua bán nhà. Việc lập vi bằng không có tác dụng chứng nhận mua bán nhà; không chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng mua bán.

NgỪng Mua NhÀ Vi BẰng Compressed

RỦI RO KHI MUA NHÀ VI BẰNG

Thứ nhất, việc mua nhà công chứng vi bằng sẽ không thay thế thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở năm 2014 về việc Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:

“1.Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng”.

Căn cứ khoản 2, Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của vi bằng:

“Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”

     Do vi bằng không có tác dụng thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực nên việc mua bán nhà bằng vi bằng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử hữu nhà, người mua sẽ không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đứng tên mình.

     Thứ hai, người sở hữu nhà mua thông qua việc lập vi bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn sửa chữa, thế chấp,…tài sản của mình

     Thứ ba, người mua nhà bằng vi bằng có nguy cơ mất trắng tài sản, đối diện với những vụ việc tranh chấp kéo dài. Với việc vi bằng không có giá trị pháp lý để tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, người mua lại không được đứng tên đối với tài sản mình đã mua nên tài sản đó rất dễ bị người đang đứng tên thế chấp, mua bán cho bên thứ ba… 

CÁCH PHÒNG TRÁNH KHI MUA NHÀ VI BẰNG

     Với những rủi ro pháp lý nêu trên, quy khách hàng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc mua bán nhà bằng thủ tục lập vi bằng. Nếu có lập vi bằng, thì việc lập vi bằng chỉ là bước hỗ trợ, sử dụng khi giao nhận tiền,… giữa các bên khi thực sự có nhu cầu. Sau đó các bên vẫn phải lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn