skip to Main Content

Xe cứu hỏa được đi ngược chiều?

Xe cứu hỏa được đi ngược chiều? Ls. Tạ Văn Phú – Công ty Luật Ánh Sáng Việt sẽ giải đáp thắc mắc qua chương trình Góc nhìn chuyên gia.

Nội dung:

MC: Thưa quý vị và các bạn, như chúng tôi đã đề cập trong câu chuyên giao thông về ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông là rất kém khi gặp xe ưu tiên trên đường.

Bên cạnh việc gây cản trở cho lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ thì còn có thể gây ra những hậu quả đau lòng từ những hành vi vi phạm pháp luật này. Vậy làm thế nào để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông? Người tham gia giao thông cần phải ứng xử như thế nào khi gặp xe ưu tiên. Và xung quanh câu chuyện này, hôm nay chúng tôi có mời đến trường quay Luật sư Tạ Văn Phú – Công ty TNHH Luật Ánh Sáng Việt – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Luật sư:

Theo quan điểm của tôi, khi có tín hiệu của các phương tiện ưu tiên. Đầu tiên, người tham gia giao thông phải có tính chấp hành và ý thức tham gia giao thông. Các xe ưu tiên đã được pháp luật quy định thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp, quan trọng. Vì vậy, phải thực hiện nhường đường. Điều này cũng đã được cụ thể hóa trong quy định pháp luật tại Khoản 3 Điều 22 Luật giao thông đường bộ.  “Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên”. Điều này nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp của cơ quan chức năng.

MC: Nhiều người đã có quan điểm rằng: “xe chữa cháy cứu nạn, cứu hộ không được đi ngược chiều trên đường cao tốc dù là đang thực thi nhiệm vụ”  vậy quan điểm của luật sư như thế nào?

Luật sư:

Căn cứ theo quy định của khoản 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ “ Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.” Tuy tại khoản 2 Điều này không nói đến đường cao tốc.  Tuy nhiên tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng đã cụ thể hóa đối với trường hợp đi ngược chiều trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Đối với các phương tiện dân sự thì phải chịu mức phạt từ 7.000.000 đến 8.000.000 và trong quy định này cũng đã có sự loại trừ đối với xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ. Như vậy chúng ta hiểu rằng đối với xe ưu tiên khi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều và được phép đi cả trên cao tốc.

MC:Trong trường hợp khi nhận được tín hiệu của xe ưu tiên mà người tham gia giao thông không nhường đường thì sẽ bị xử lý như thế nào, đặc biệt là trong trường hợp không nhường đường và để lại những hậu quả nghiêm trọng?

Luật sư:

Đối với những trường hợp không nhường đường cho xe ưu tiên cũng đã được pháp luật quy định những chế tài xử lý cụ thể tại điểm d) khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP đối với từng loại phương tiện, đối với người điều khiển của từng loại phương tiện: đối với xe ô tô và điều khiển xe mô tô

 “6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. d) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

ngoài ra người điều khiển xe có thể phải chịu hình phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.

Đối với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng  tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cũng đã cụ thể hóa đối với các hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Làm chết người;
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;….”

 

MC: làm thế nào để nâng cao ý thức của người tham gia giáo thông?

Luật sư:

Việc nâng cao ý thức của người tham gia giao thông là việc cần có sự chung tay góp sức của cả một hệ thống: toàn xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quan điểm của tôi trước hết cần phải có những hoạt động giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp. Trong các trường đào tạo giấy phép lái xe cần phải nghiêm túc hơn trong hoạt động đào tạo giáo dục, nâng cao ý thức cho người tham gia giao thông. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí và đặc biệt cần có những phương pháp chỉ rõ để người dân thấy được hậu quả khi không chấp hành luật giao thông một cách chính xác dẫn đến những tai nạn đáng tiếc xảy ra

  1. Luật sư Tạ Văn Phú tư vấn tranh chấp tài sản chung
  2. Vụ án Trộm cắp tài sản tại Samsung display có dấu hiệu “nhảy múa trên hồn sơ”
  3. Không đủ chứng cứ buộc tội Nguyễn Văn Ký, HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung
  4. Chi cục thi hành án huyện yên phong bị tố làm sai luật
  5. Ông Phan Ngọc – Hành trình đi tìm công lý phần 1

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn