skip to Main Content

WEBSITE ĐỌC SÁCH, TRUYỆN MIỄN PHÍ – XÂM PHẠM BẢN QUYỀN TRẮNG TRỢN

Truyenf***.vn, nettruy**.vn, Thichdoct****.net,… – hàng loạt các Website đang núp bóng những diễn đàn dành cho các cá nhân chia sẻ đam mê về sách, truyện. Tuy nhiên, các Website này đều đang thực hiện chung một hành vi: sao chép, đăng, tải truyện, sách mà không trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu. Không thu phí người dùng nhưng lại kiếm tiền bằng các chiêu trò quảng cáo. Hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1. Website đọc sách, truyện miễn phí xâm phạm bản quyền như thế nào

Căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, các hành vi sau đây bị coi là hành vi xâm phạm bản quyền

  1. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  2. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật;
  3. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  4. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

Trên thực tế, các trang web lậu dù không trực tiếp kiếm tiền từ các tác phẩm nhưng hành vi phát tán, sử dụng.. nói trên vẫn bị coi là vi phạm bản quyền. Nhờ lượt truy cập và lượt đọc cao, chủ của những trang web này lợi dụng lượng độc giả mà kiếm lợi bất chính từ việc quảng cáo trên các website này. Như vậy, họ đang xâm phạm quyền và lợi ích của tác giả, chủ sở hữu.  

Những người đang theo dõi, đọc và ủng hộ những trang web truyện như vậy mặc dù không được coi là hành vi xâm phạm bản quyền căn cứ vào Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ nhưng chính việc đọc và ủng hộ các trang web này là hình thức cổ vũ và cổ súy cho việc vi phạm này.

2. Mức phạt cho các Website đọc sách, truyện miễn phí 

Pháp luật Việt Nam đã có các biện pháp xử phạt liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền. Cụ thể mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm bản quyền là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Trong đó, mỗi hành vi xâm phạm đều có mức xử phạt riêng

  1. Đối với việc công bố tác phẩm trái phép phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000;
  2. Đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm phạt  từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  3. Phạt từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật;
  4. Phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
  5. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Bất kỳ việc sao chép, ghi âm, ghi hình và phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, bên có quyền khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 thì phải chịu phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng và chịu cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm 

Mức phạt được áp dụng có thể nặng hơn nếu tái phạm khi chưa được xóa án tích hoặc việc vi phạm gây thiệt hại lớn cho chủ thể có quyền thì có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

3. Ngăn chặn các Website đọc sách, truyện miễn phí 

Không chỉ dừng lại ở răn đe, cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường, việc ngăn chặn và ngừng hành vi vi phạm cũng rất cần thiết. Theo đó, luật pháp đưa ra một số biện pháp khắc phục hậu quả chính như là: 

  • Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
  • Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm
  • Buộc hoàn trả cho chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cũng có thể thực hiện tịch thu hàng hóa vi phạm; tiêu hủy vật phẩm có hại cho người, vật nuôi và môi trường; buộc xóa, dỡ bỏ văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc buộc cải chính thông tin sai sự thật…. Tuy nhiên việc này chỉ ngăn chặn tạm thời đối với các đối tượng riêng lẻ; trong khi có rất nhiều bên vi phạm khác chủ thể quyền tác giả phát hiện ra hoặc không thể luôn luôn tự lên án

Có thể nói, mặc dù pháp luật có quy định về biện pháp xử lý, mức xử phạt và cơ chế thi hành thực tế áp dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề cần có sự tham gia quyết liệt hơn từ phía cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các bên liên quan và đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức của độc giả – những người đang có hành động ủng hộ các trang web này.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn