Luật sư Tạ Văn Phú cho rằng, VKKND tỉnh Bắc Ninh trả hồ sơ 3 lần là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Vị đại diện VKS giữ quyền công tố chỉ còn biết “chịu trận”.
Có nhiều dấu hiệu “nhảy múa trên hồ sơ” (Vụ án trộm cắp tại Samsung Display)
Nhiều người thất vọng vì người làm chứng Đặng Văn Tài không có mặt tại phiên tòa. Luật sư Tạ Văn Phú yêu cầu hoãn phiên tòa để triệu tập nhân chứng này, nhưng không được HĐXX chấp thuận.
Theo lời luật sư Phú, quá trình điều tra, Đặng Văn Tài có nhiều lời khai và đối chất với Nguyễn Văn Bài đều khẳng định: Không có việc Tài đưa điện thoại cho Bài tại nhà Ký như Bài khai. Sau đó, Tài bị công an TP Bắc Ninh bắt về hành vi đánh bạc và Tài đã thay đổi lời khai, xác nhận “tại nhà Ký, Ký nhờ Tài đưa cho Bài một chiếc điện thoại Nokia 1280”. Luật sư Tạ Văn Phú chỉ rõ sự phi lý của lời làm chứng này là lúc đó Ký đang ở nhà thì sao không đưa thẳng cho Bài cần gì phải nhờ Tài. Việc trộm cắp là một việc phi pháp tại người ta phải dấu chứ sao lại dễ dàng để người khác biết vậy và Đặng Văn Tài tại sao lại ở nhà Nguyễn Văn Ký đến tận 12h đêm. Chỉ có thể là đặng Văn Tài Bị ép khai để có thêm chứng cứ buộc tội mà thôi.
Theo dõi phiên tòa, PV thấy rằng, nhiều dấu hiệu thông cung đã được phơi bày rõ nét. Cụ thể, bị án Hoàng Văn Kiên (đã bị xét xử trong phiên tòa trước đó) khai rằng, khi nhận dạng Nguyễn Văn Ký đã được cơ quan điều tra cho xem video của Nguyễn Văn Quyết nói với Kiên là khai theo Quyết để nhận dạng…?! Nghe bị án này nói, nhiều người tham dự phiên tòa đã bật cười. Bởi trong hồ sơ vụ án thể hiện, trước đó, Hoàng Văn Kiên không nhận dạng được ra Ký và khẳng định không biết Ký là ai.
Quảng cảnh phiên Tòa xét xử sáng ngày 8/10/2018 – Vụ án trộm cắp tại Samsung Display
Trước tòa, bị cáo Nguyễn Văn Ký cho biết, trên đường đi đến địa điểm nhận dạng, điều tra viên đã chụp ảnh bị cáo bằng điện thoại di động. Hơn nữa, luật sư bào chữa cho bị cáo Ký bận tham gia một phiên tòa khác nên đề nghị xin lùi ngày thực hiện nhận dạng, nhưng không được chấp nhận.
Lời khai của bị cáo Nguyễn Văn Bài khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ. Bài khai với chủ tọa là chú Ký (bị cáo Ký) bảo vào công ty Samsung Display Việt Nam lấy hàng, rồi giấu hàng vào một chỗ khác tại công ty này…?! Và khi tham gia trộm cắp thì không có thỏa thuận ăn chia gì…!
Nhiều người đặt câu hỏi: 3 đối tượng trộm cắp trong vụ án này là công nhân công ty Samsung, gồm Hoàng Văn Kiên, Vũ Văn Kiên, Phạm Văn Chung đã lấy trộm được hàng rồi và giấu tại một nơi khá an toàn trong công ty. Cần gì phải nhờ thêm Bài mạo hiểm đột nhập vào công ty, giấu hàng ăn trộm vào một nơi khác tại công ty này? Đây là điều rất vô lý.
Quá nhiều lời khai tiền hậu bất nhất trong Vụ án trộm cắp tại Samsung Display.
Theo hồ sơ vụ án, Tài đưa điện thoại cho Bài và bảo gọi điện vào số có sẵn trong máy. Vào khoảng 5h 45 phút ngày 8/7/2015, Bài dùng điện thoại do Tài đưa cho để liên hệ với Vũ Văn Kiên. Thế nhưng, tại Tòa, bị án Vũ Văn Kiên khẳng định, không nhận một cuộc điện thoại của Bài.
Vị chủ tọa đặt câu hỏi: Bị cáo thấy thế nào?- Đài áp: “Lâu rồi, bị cáo không nhớ…”
Tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Quyết liên tục thay đổi lời khai theo hướng trái ngược với lời khai tại cơ quan điều tra. Khi vị chủ tọa hỏi: Lời khai nào đúng, lời khai nào sai, thì bị án Quyết cả hai đều đúng! Đến đây, vị chủ tọa chỉ còn biết bảo thư ký ghi vào biên bản phiên tòa.
Nghiêm trọng hơn, Quyết khai đưa Hoàng Văn Kiên đến gặp Ký tại quán cà phê Avatar để bàn việc trộm cắp.
Tuy nhiên, khi chủ tọa hỏi Hoàng Văn Kiên, bị án này lại khai đến quán Avatar gặp 2 người tên Quảng và Cò, chứ không phải tên là Ký.
Bị cáo Nguyễn Văn Ký thì luôn miệng kêu oan (Vụ án trộm cắp tại Samsung Display)
Trước cáo buộc của VKSND tỉnh Bắc Ninh, luật sư Tạ Văn Phú – Giám đốc công ty Luật Ánh Sáng Việt (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) – người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Ký (SN 1988, HKTT: xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), nêu quan điểm: Việc cơ quan tiến hành tố tụng cho đối chất giữa: Nguyễn Văn Quyết và Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Văn Bài và Đặng Văn Tài có dấu hiệu “thông cung”.
“Lời khai của những người này là căn cứ để buộc tội, nhưng lại mâu thuẫn nhau. Đáng lý ra, cơ quan điều tra phải tìm chứng cứ khác để chứng minh tính khách quan của lời khai chứ không được phép cho đối chất để họ thống nhất được lời khai”. Luật sư Phú nhấn mạnh.
Ngoài ra, luật sư Phú cho rằng, có dấu hiệm “mớm cung” và hướng dẫn khai khi dùng video của người làm chứng này cho người làm chứng khác xem để khai theo nhau.
Nghiêm trọng hơn, VKSND tỉnh Bắc Ninh đã trả hồ sơ (3 lần) quá số lần pháp luật cho phép để tạo điều kiện cho cơ quan CSĐT củng cố chứng cứ buộc tội.
Dự kiến sáng mai (10/10) TAND tỉnh Bắc Ninh tuyên án!
PV (Vụ án trộm cắp tại Samsung Display)
Tóm tắt bản cáo trạng của VKSND tỉnh Bắc Ninh (Vụ án trộm cắp tại Samsung Display)
Khoảng tháng 6/2015, Nguyễn Văn Ký trao đổi với Nguyễn Văn Quyết về việc lôi kéo một số công nhân công ty Samsung trộm cắp tài sản của công ty này. Quyết liên hệ với Hoàng Trung Kiên, Vũ Văn Kiên và Phạm Văn Chung đều là công nhân của công ty Samsung để trộm cắp màn hình điện thoại. Ký thỏa thuận với Nguyễn Văn Bài (SN 1993, HKTT: xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), để Bài vào công ty Samsung xách hàng trộm cắp ra ngoài đưa cho Ký tiêu thụ. Vào ngày 3/7/2015, Hoàng Văn Kiên, Vũ Văn Kiên và Phạm Văn Chung đã trộm cắp được 410 chiếc màn hình điện thoại uốn cong Samsung Galaxy S6 Adge, trị giá 760.984.600 đồng, cất giấu trên tầng 2 xưởng sản xuất.
Chiều tối ngày 7/7/2015, Ký bảo Quyết lấy thẻ ra vào công ty Samsung của Hoàng Văn Kiên, rồi đưa cho mình. Đến khoảng 23 giờ ngày 8/7/2015, Ký gọi Bài đến nhà và đưa cho Bài chiếc thẻ ra vào của Kiên, để Bài vào công ty xách số màn hình trộm cắp ra ngoài cho Ký. Bài vào công ty Samsung gặp Vũ Văn Kiên và xách đồ trộm cắp ra ngoài thì bị phát hiện. Nguyễn Văn Ký và Nguyễn Văn Bài bị VKSND tỉnh Bắc Ninh truy tố ra trước TAND tỉnh Bắc Ninh về tội trộm cắp tài sản theo khoản 4 điều 173 Bộ luật Hình sự
2015. Trước đó, hành vi trộm cắp tài sản nêu trên của Nguyễn văn Quyết, Hoàng Văn Kiên, Vũ Văn Kiên và Phạm Văn Chung đã bị TAND tỉnh Bắc Ninh đưa ra