VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
Trong thời đại phát triển của công nghệ và không gian mạng internet tạo ảnh hưởng to lớn đến tất cả các ngành nghề và mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Con người có thể trao đổi, tiếp cận nhau dễ dàng hơn, không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, tiếp cận các nguồn thông tin dễ dàng hơn đồng thời cũng dễ dàng truyền thụ thông tin đến những người xung quanh thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích của hoạt động truyền thông mang lại, mặt trái của thông tin truyền thông cũng không hề nhỏ, điều này đặt ra các thách thức mới về khía cạnh đạo đức trong truyền thông, trách nhiệm quản lý của Cơ quan nhà nước là vô cùng thiết yếu.
Bài viết sau đây Công ty Luật Ánh Sáng Việt xin gửi đến quý độc giả tìm hiểu rõ hơn về các vi phạm trong lĩnh vực thông tin truyền thông:
Khái niệm và phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Là một loại vi phạm hành chính được hiểu là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội không cao và không phải tội phạm.
Trong Nghị định số 15/2020/NĐ-CP, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông được quy định tại Điều 74 đến Điều 106, được chia thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm hành vi vi phạm về các biện pháp đảm bảo ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Nhóm hành vi vi phạm về an toàn thông tin mạng
- Nhóm hành vi vi phạm về chống thư rác, tin nhắn rác và cung cấp dịch vụ nội dung
- Nhóm hành vi vi phạm về thông tin trên mạng
Bên cạnh đó, Nghị định số 14/2022/NĐ-CP còn xác định các hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTTT bao gồm: UBND các cấp; Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Thanh tra Tài chính, cơ quan Thuế; Quản lý thị trường.
3. Nguyên tắc, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khác phục hâu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Nguyên tắc xử phạt
- Hành vi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công khái, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
- Chỉ xử phạt khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC
- Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hình thức xử phạt
Luật xử phạt VPHC, Nghị định 15/2020/NĐ-Cp quy định khá cụ thể đối với các hình thức xử phạt hành chính, bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực TTTT, bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền và còn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác nhau theo quy định pháp luật.
Mức phạt
Điều 24 Luật xử lý VPHC quy định cụ thể về mức phạt tối đa đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực TTTT như sau:
- Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn xã hội; giao dịch điện tử, bưu chính;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực: quảng cáo; trò chơi có thưởng; công nghệ thông tin; viễn thông, tần số vô tuyến điện; an ninh mạng; an toàn thông tin mạng; xuất bản; in; thương mại;
- Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, báo chí;
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Không lập biên bản xử phạt hành chính: với trường hợp vị cảnh cáo hoặc phạt tiền cá nhân đến 250.000 đồng, tổ chức đến 500.000 đồng thì có thể xử phạt VPHC tại chỗ.
Phải lập viên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm không thuộc trường hợp không lập biên bản. Khi lập biên bản thì hồ sơ xử phạt hành chính gồm
- Biên bản vi phạm hành chính
- Quyết định xử phạt hành chính
- Tài liệu, giấy tờ, chứng cứ liên quan
Trên đây là ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.
Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com