TRADEMARK, BRAND, LOGO?
Hiện nay, những từ như Trademark, Brand, Logo được sử dụng khá phổ biến. Vậy khái niệm Trademark, Brand, Logo là gì? Tùy vào từng mục đích mà sử dụng từng khái niệm khái nhau. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các khái niệm này.
1. Trademark là gì?
Trademark có nghĩa là nhãn hiệu. Tuy nhiên khác với nhãn hiệu thông thường, một nhãn hiệu đã được gọi là Trademark khi và chỉ khi chúng đa được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo luật pháp của mọi quốc gia, một Trademark đã được đăng ký bảo hộ thì sẽ không thể bị sử dụng bởi một đơn vị khác tại quốc gia mà bạn đã đăng ký. Một Trademark đã được đăng ký sẽ tồn tại mãi mãi cùng thương hiệu chứ không có kỳ hạn giống như chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như thông thường.
Trademark được ra đời để tránh tình trạng các thương hiệu bị trục lợi dựa trên thương hiệu của mình, đồng thời nếu có đơn vị nào cố tình để sử dụng nhãn hiệu giống thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trước những tranh chấp pháp lý. Ví dụ, nếu không có Trademark thì một thương hiệu nổi tiếng như Apple với các sản phẩm Iphone của mình, người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm Iphone vì các tính năng và sự yêu quý dành cho thương hiệu này. Giả sử, nếu có một đơn vị nào đó cũng sản xuất ra những chiếc điện thoại thông minh và đặt cho nó cái tên Iphone tương tự thì chắc chắn sẽ có một bộ phận không nhỏ người dùng mua nhầm phải các sản phẩm này và đơn vị chịu thiệt thòi sẽ chính là Apple.
Như vậy, Trademark là một loại dấu hiệu hoặc số chỉ kim riêng biệt cho một cái cá nhân, tổ chức kinh doanh hoặc thực thể hợp pháp khác dùng để độc đáo nhận dạng nguồn những sản phẩm và/hoặc các dịch vụ của nó cho giới tiêu thụ biết, và để nhận định sự khác nhau những sản phẩm hoặc các dịch vụ của nó từ những thực thể khác. Một thương hiệu là một loại sở hữu trí tuệ, và tiêu biểu bao gồm một tên, từ, cụm từ, biểu tượng thương hiệu, ký hiệu, thiết kế, hình ảnh, hoặc một sự phối hợp của những nguyên tố này. Người ta cũng có một số những thương hiệu không theo quy ước bao gồm những dấu hiệu mà không có rớt vào những thứ loại tiêu chuẩn này.
2. Brand là gì?
Brand hay còn được gọi là thương hiệu, là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: Tên, lịch sử, uy tín, bao bì, giá thành, cách quảng cáo cho thương hiệu đó, … Nói một cách dễ hiểu, Brand là những thứ hằn sâu trong tâm trí khiến hàng, là cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nó chính cầu nối cảm xúc giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Brand không chỉ là các name card, website, catalogue, brochure hay logo mà Brand còn bao gồm cả nội bộ công ty, về cách vận hành, hoạt động, đồng nghiệp… Một số Brand lớn hiện nay phải kể đến như: Coca Cola, Samsung, Apple, Toyota, Nike, BMW….
Brand có thể định lượng bằng tiền và Brand càng lớn mạnh sẽ có giá trị càng cao. Khi Brand của bạn lớn mạnh, bạn có cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với những sản phẩm cùng loại của Brand khác. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu những sản phẩm của một Brand nổi tiếng. Điều này, giúp cho doanh nghiệp của bạn thu được lợi nhuận rất lớn. Không chỉ vậy, khi Brand được tạo dựng tốt sẽ có những khách hàng trung thành. Đây chính là một trong những mục tiêu mà các Brand thường hướng tới, tìm và giữ chân khách hàng cũ, luôn khiến họ hài lòng, sẵn sàng chờ đợi sự thay đổi, nhất là không rời bỏ Brand của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ tìm được những khách hàng mới nếu như Brand của bạn phủ sóng rộng rãi và khiến khách hàng tin yêu.
Vậy, Trademark và Brand có phải là một?
Điều này chắc chắn là không. Mặc dù có nhiều điểm khá tương đồng, tuy nhiên Trademark và Brand lại là hai khái niệm khác nhau.
Brand (thương hiệu) có thể xem như một cái tên mà doanh nghiệp đặt ra cho chính mình để đánh dấu sự ra đời, giống như khi cha mẹ đặt tên cho con lúc mới sinh ra. Việc đặt tên như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Ví dụ như anh A có một cửa hàng đồ nội thất gỗ và đặt tên cho thương hiệu của mình là đồ nội thất gỗ A. Sau một thời gian kinh doanh, cửa hàng trở nên phát đạt và bắt đầu có một vài bên bắt đầu sử dụng thương hiệu đồ nội thất gỗ A của anh nhằm ăn theo danh tiếng. Anh A ngay lập tức đi đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu của mình. Từ đó, thương hiệu của anh được bảo hộ bởi pháp luật khi có bất cứ tranh chấp nào diễn ra. Tên thương hiệu đồ nội thất A trở thành một Trademark.
Tuy nhiên, đó chỉ là tên thương hiệu đã trở thành 01 Trademark và được pháp luật bảo hộ. Trong Marketing, thương hiệu không chỉ bao gồm một cái tên mà nó còn là hình ảnh trong lòng khách hàng, sự tin tưởng và yêu mến của họ. Thương hiệu chỉ có thể được tồn tại khi có được sự yêu mến, công nhận từ khách hàng. Trademark thì khác, nó được tạo ra bởi sự công nhận của tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, một thương hiệu có thể có nhiều dòng sản phẩm và mỗi dòng sản phẩm với một cái tên riêng đều có thể được đăng ký để trở thành Trademark.
3. Logo là gì?
Logo là một biểu tượng được tạo thành từ văn bản và hình ảnh để nhận diện một doanh nghiệp. Một logo tốt phải thể hiện được ngành nghề, lĩnh vực của công ty và giá trị của thương hiệu. Thiết kế logo là việc tạo ra một nhãn hiệu trực quan thật hoàn hảo cho công ty. Logo có thể là một biểu tượng, chữ, đôi khi kèm dòng tagline.
Logo được sử dụng phổ biến tại:
– Trang web: Tất cả các doanh nghiệp sở hữu website đều sử dụng logo để tăng độ nhận diện thương hiệu và tính nhất quán trên nền tảng online. Nếu bạn đang tạo một website thì nên lưu ý logo phải được hiển thị ở vị trí dễ nhận biết đối với người truy cập. Logo thường được đặt ở đầu trang hoặc chân trang của một website, căn trái và liên kết với trang chủ của website.
– Danh thiếp: Khi thiết kế danh thiếp, hãy nhớ rằng nó giống như một vật lưu niệm nhỏ, một thứ để khách hàng tiềm năng có thể lưu giữ và nhớ đến bạn. Thêm logo của công ty trên danh thiếp sẽ giúp khách hàng dễ ghi nhớ thương hiệu trong tâm trí, và tăng khả năng quay lại với bạn cũng như doanh nghiệp.
– Bao bì sản phẩm: In logo trên tất cả các sản phẩm và hàng hóa của doanh nghiệp là chìa khóa để tăng độ nhận diện thương hiệu. Đó cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng lòng tin và lòng trung thành. Hãy tưởng tượng ai đó đang đi bộ xuống phố mang theo một sản phẩm có logo của công ty bạn thì thương hiệu công ty sẽ được quảng cáo miễn phí.
– Giao tiếp với khách hàng: Logo của bạn phải xuất hiện trong tất cả hình thức giao tiếp với khách hàng bao gồm email, bản tin, chiến dịch và tin nhắn tức thì. Logo cần phải dễ dàng nhận biết đối với khách hàng của bạn để họ có thể biết ngay rằng mình đang nói chuyện với ai. Điều này giúp củng cố bản sắc thương hiệu và tăng độ tin cậy của khách hàng đối với công ty của bạn.
– Social Media: Có logo của bạn trên các kênh social media giúp phát triển sự hiện diện liên kết thương hiệu. Vì đặc trưng của mạng xã hội là chia sẻ, lan tỏa nên bạn cần tận dụng điều này, đảm bảo tất cả hình ảnh đăng tải trên tài khoản đều có có thương hiệu của công ty. Điều này không chỉ áp dụng cho các bài đăng trên Instagram, Facebook, LinkedIn, YouTube mà còn các nền tảng khác như Reddit, Pinterest, Quora, …
– Nội dung bên trong: Ngoài các mục đích sử dụng bên ngoài, logo còn phục vụ cho mục đích nội bộ, quảng bá văn hóa công ty. Những sự kiện như thuyết trình toàn công ty, email hoặc các buổi đào tạo phải luôn phải có logo công ty. Bên cạnh đó, phải truyền tải ý nghĩa của logo cho toàn thể nhân viên hiểu rõ.
Logo giúp cho doanh nghiệp định hình bản sắc thương hiệu. Cùng với việc phân định doanh nghiệp, một logo tốt cũng cung cấp cho khách hàng một số thông tin quan trọng về công ty của bạn. Logo có thể truyền đạt cho khách hàng biết được đặc trưng ngành hàng, dịch vụ bạn cung cấp, đối tượng mục tiêu và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời, logo cũng giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu Logo có thể tạo ra những liên tưởng hình ảnh mạnh mẽ với một doanh nghiệp. Sự liên kết này giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn, nó nhắc nhở khách hàng rằng thương hiệu của bạn đã và đang tồn tại trên thị trường.
– Logo giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng bởi những logo có thiết kế thu hút, thú vị luôn dễ dàng hấp dẫn người tiêu dùng. Khi logo của bạn đã hấp dẫn và để lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì khả năng cao họ sẽ lựa chọn sản phẩm của công ty. Càng thu hút được nhiều khách hàng thì việc bán hàng sẽ thuận lợi hơn, doanh thu cũng tăng cao.
– Logo còn là biện pháp để xây dựng lòng trung thành cho thương hiệu. Uy tín của một thương hiệu là điều rất quan trọng mà bất kỳ công ty nào cũng chú trọng. Nhiều người tiêu dùng hiện nay sẽ tin tưởng lựa chọn một sản phẩm mới vì nó cùng thương hiệu, logo với một sản phẩm trước đó họ đã sử dụng và cảm thấy hài lòng. Khi họ sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm của thương hiệu thì sẽ trở thành một khách hàng trung thành của thương hiệu. Vì vậy, logo của thương hiệu cần có sự đồng nhất, bền vững với thời gian, thực hiện được mục tiêu khiến khách hàng chỉ cần nhìn vào logo là có thể tin tưởng lựa chọn sản phẩm.
– Logo là sự thể hiện tính đồng bộ, liên kết thương hiệu trên mọi phương tiện. Thương hiệu muốn được xây dựng vững mạnh thì cần đồng bộ logo trên tất cả các phương tiện kể cả online và offline. Cụ thể là trên tất cả các ấn phẩm tiếp thị, bao bì, phương tiện truyền thông, website, quảng cáo ngoài trời,… Đó là cách để quảng cáo thương hiệu cũng như tạo sự đồng bộ, liên kết hình ảnh, thông điệp thương hiệu trên mọi nơi có thể tiếp cận khách hàng.
– Thông qua logo, người tiêu dùng có thể cảm nhận được tầm nhìn và sức mạnh của doanh nghiệp. Logo có thể góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp, thế mạnh của thương hiệu để khách hàng có thể tin tưởng, coi trọng. Một khi đã xây dựng được điều đó thì thương hiệu của công ty sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Tuy nhiên, không phải logo nào cũng thành công trong việc đó vì cần có sự sáng tạo, độc đáo, liên kết mạnh mẽ với tầm nhìn, sứ mệnh công ty.
– Và cuối cùng, logo sẽ giúp thương hiệu cạnh tranh với các đối thủ khác. Logo không chỉ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà còn giúp tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Đặc biệt đối với các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng, thời gian quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng rất ngắn. Vì vậy, thương hiệu nào có logo, bao bì đặc sắc, thú vị hơn sẽ tăng khả năng được lựa chọn hơn so với các sản phẩm của thương hiệu khác.
Như vậy, Biểu tượng thương hiệu (Logo) là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phông chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com