skip to Main Content

TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN

I. THẾ NÀO LÀ SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN

Sử dụng trái phép tài sản là hành vi tự ý khai thác giá trị của tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đó.

Hành vi này là hành vi trái pháp luật vì mục đích vụ lợi. Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về hình phạt đối với người có hành vi nêu trên.

II. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỘI SỬ DỤNG TRÁI PHÉP TÀI SẢN

Tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:

“Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóanếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này,thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Tài sản là bảo vật quốc gia;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

III. Cấu thành tội phạm

1. Chủ thể phạm tội

Người phạm tội sử dụng trái phép tài sản là bất kỳ ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài, …), người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ theo quy định pháp luật.

2. Mặt chủ quan

– Lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý

– Mục đích của hành vi: Khai thác giá trị sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.

– Động cơ: Vụ lợi cá nhân hoặc cho người khác.

3. Khách thể tội phạm

Xâm phạm tới quyền sử dụng tài sản hợp pháp của người khác

4. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi: Sử dụng trái phép tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý của người khác.

– Hậu quả: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản gây ra những thiệt hại cho chủ thể quản lý, sử dụng tài sản đó.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn