skip to Main Content

TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão kéo theo thực trạng tội phạm công nghệ cao ngày một lộng hành trong đời sống của tất cả chúng ta. Theo như phân tích của Bộ Công an về diễn biến tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về công nghệ cao, số lượng hành vi vi phạm càng ngày càng tăng cao và phức tạp về tính chất, mức độ và hậu quả.

Tội Phạm Công Nghệ Cao Compressed

TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO LÀ GÌ?

Hiện nay, pháp luật của nhiều nước trên thế giới như Australia, Mỹ, Anh đã có định nghĩa về loại tội phạm này. Tại Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/04/2014 quy định:

“Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự có sử dụng công nghệ cao”.

Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định:

“Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tự khoa học và công nghệ hiện đại…”

Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao là:

“Tội phạm được thực hiện bằng việc cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Căn cứ vào Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) có quy định về tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông. Các loại tội phạm công nghệ cao này được chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1: Tội phạm đó gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính thì đó chính là nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thuần tuý, bao gồm:

(1) Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285 BLHS 2015)

(2) Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286 BLHS 2015)

(3) Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287 BLHS 2015)

(4) Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288 BLHS 2015)

(5) Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 BLHS 2015)

Nhóm 2: Tội phạm “truyền thống” nhưng sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội, bao gồm:

(1) Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS 2015)

(2) Tội phạm sử dụng công nghệ cao đưa các thông tin, dịch vụ trên các trang mạng thông tin, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Hiện các tội phạm này chưa được quy định thành những tội danh độc lập trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Tương ứng với các Điều luật, hình phạt cho các loại tội phạm này cũng đã được đưa ra. Hình phạt thấp nhất là 20.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Hình phạt nặng nhất là xử phạt 1.000.000.000 đồng, phạt tù đến 07 năm.

Việc nhận thức được tính chất, hậu quả nghiêm trọng từ sự tấn công của tội phạm công nghệ cao là rất cần thiết. Đồng thời điều đó cũng có ý nghĩa trong việc thực hiện phòng chối tội phạm công nghệ cao hiệu quả.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn