Tội đánh bạc
TỘI ĐÁNH BẠC
Kính thưa quý độc giả! Đánh bạc ăn thua bằng tiền hiện vật diễn ra ngày càng phổ biến xung quanh chúng ta. Đánh bạc gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tình cảm bạn bè, và hơn hết thực trạng về loại tội phạm này ngày càng gia tăng dẫn đến đến trật tự xã hội bị đe dọa, tệ nạn ngày càng nhiều, gây ra hệ lụy và có nguy cơ xảy ra các loại tội phạm khác. Để răn đe tình trạng này, các nhà làm luật đã chỉ ra cấu thành và hình phạt cụ thể để cơ quan có thẩm quyền áp dụng đúng người, đúng tội và đúng hình phạt. Sau đây, Luật Ánh Sáng Việt xin được phân tích loại tội phạm này để Quý độc giả có thể hiểu đúng nhất về tội đánh bạc theo quy định mới nhất.
I. Khái niệm:
Đánh bạc (hay cờ bạc, bài bạc, kiếp đỏ đen) là được thua bằng tiền hay một vật có giá trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính toán, cơ hội và giải thưởng
II. Cấu thành tội đánh bạc
Về chủ thể:
Chủ thể tội đánh bạc không phải là chủ thể đặc biệt. Chỉ cần đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhất định theo luật định và có năng lực pháp luật hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự được Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau: ( căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015)
+ Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội mà mình gây ra.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo pháp luật quy định.
Như vậy, đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội đánh bạc nếu có hành vi cấu thành tội đánh bạc.
Về mặt chủ quan:
Người thực hiện tội phạm này thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là nhằm tư lợi, tục lợi, mong muốn thắng bạc để lấy được tài sản, hiện vật chơi của người thua.
3. Về khách thể của tội phạm:
Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự văn minh xã hội, là nguyên nhân, hệ lụy của tệ nạn xã hội; ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.
4. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi:
- Có sự thỏa thuận với hình thức được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Trường hợp tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 5 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị kết án về tội này hoặc tổ chức đánh bạc trước đây chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
- Về tiền và hiện vật được đánh bạc được xác định là thu giữ trên chiếu bạc, trên người người đánh bạc hay ở những nơi khác mà có đủ cơ sở để xác định đã được dùng hoặc sẽ được dùng để đánh bạc. Hành vi đánh bạc cấu thành tội phạm khi giá trị tiền hoặc hiện vật có trị giá từ 5 triệu đồng trở lên.
Các trường hợp xác định tiền và hiện vật dùng đánh bạc:
+ Trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng trong mỗi lần đánh bạc có giá trị bằng hoặc trên mức tối thiểu( là 5 triệu đồng) thì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh đó.
+ trường hợp có 2 lần đánh bạc trở lên mà số lần đánh đó tổng số tiền, hiện vật bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc kèm theo tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên theo Điều 52 Bộ luật hình sự 2015.
+ Trường hợp nhiều người đánh bạc cùng nhau, việc xác định số tiền, hiện vật của mỗi người là tổng số tiền, hiện vật của tất cả những người tham gia đánh bạc lúc đó.
+ Trường hợp đánh bạc mà mỗi lần đánh, tổng số tiền và hiện vật dưới 5 triệu đồng( chưa từng bị kết án về một trong các tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc mà chưa được xóa án tích) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy ,khi xác định tội đánh bạc đối với người đánh bạc không được tính tổng số tiền, giá trị hiện vật của tổng số lần đánh bạc mà phải căn cứ vào số tiền, hiện vật của từng lần đánh bạc như các trường hợp trên.
Hậu quả của việc đánh bạc
Nhà làm luật không quy định phải có hậu quả xảy ra đối với tội đánh bạc mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thực tế tội đánh bạc đem lại nhiều hậu quả cho gia đình cũng như xã hội như: tan vỡ hạnh phúc gia đình, khiến cho tình trạng phạm tội gia tăng như nợ không trả dẫn đến hành hung, giết người,… gây ra tệ nạn xã hội ngày một gia tăng, các tội nguy hiểm hơn tội phạm đánh bạc rất nhiều. Lúc ấy người có hành vi phạm tội đối với tội khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
III. Hình phạt
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
“ 1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
- a) Có tính chất chuyên nghiệp;
- b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
- c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- d) Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trên đây là phân tích về Tội đánh bạc của Luật Ánh Sáng Việt. Hy vọng với bài viết này, Quý khách hàng và bạn đọc có thể hiểu về cấu thành và mức hình phạt của tội đánh bạc. Nếu còn thắc mắc hay khúc mắc thực tế, hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.
Trân trọng!
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luôn tận tâm vì bạn!
CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT
Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Điện thoại: 024 6684 6117
Hotline: 0936.214.556
Website: luatanhsangviet.com - http://asvlaw.net
Email: luatanhsangviet@gmail.com