skip to Main Content

TỘI CHIẾM GIỮ TRÁI PHÉP TÀI SẢN

Ảnh đăng Bài

(Tội) chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại hoặc không giao nộp tài sản bị giam nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được,…

  1. DẤU HIỆU PHÁP LÝ

    1.1. Dấu hiệu hành vi phạm tội

Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản (chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp) vì những lý do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi, bị giao nhầm… hoặc là những tài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, những vật báu còn trong lòng đất. Người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản có tài sản là do ngẫu nhiên. Sự ngẫu nhiên này có thể là:

  • Ngẫu nhiên mà người phạm tội được giao nhầm. Việc giao nhầm này là hoàn toàn không do lỗi của người phạm tội.
  • Ngẫu nhiên người phạm tội đã tìm được, bắt được… tài sản đã bị thất lạc hoặc chưa có người quản lý.

Khi đã có tài sản trong tay như vậy, người phạm tội đã có hành vi chiếm giữ trái phép.

Hành vi phạm tội của tội này là hành vi chiếm giữ trái phép. Đó là hành vi biến tài sản đang tạm thời không có hoặc chưa có chủ quản lý thành tài sản của mình một cách trái phép. Hành vi này được thể hiện dưới hình thức cụ thể:

  • Không trả lại tài sản mà mình ngẫu nhiên có cho chủ tài sản (trong trường hợp biết chủ tài sản) mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt tài sản đó;
  • Không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình ngẫu nhiên có (trong trường hợp không biết chủ tài sản) mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đang có không phải là tài sản của mình và biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình.

Dấu hiệu khác thuộc mặt chủ quan của tội phạm này là dấu hiệu cố tình. Đây là dấu hiệu phản ánh thái độ của người có hành vi chiếm giữ trái phép. Thái độ cố tình là thái độ cương quyết, dứt khoát không chịu giao nộp hoặc không chịu trả lại tài sản mặc dù đã được chủ tài sản hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật.

1.2. Dấu hiệu phân biệt tội chiếm giữ trái phép tài sản với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là vi phạm

Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản chỉ cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật Hình sự) khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

  • Tài sản bị chiếm giữ trái phép trị giá từ 10 triệu đồng trở lên;
  • Tài sản bị chiếm giữ trái phép là di vật, cổ vật.
  1. HÌNH PHẠT

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính.

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội thỏa mãn một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

  • Tài sản bị chiếm giữ trái phép trị giá 200 triệu đồng trở lên;
  • Tài sản bị chiếm giữ trái phép là bảo vật quốc gia.

Trên đây là sơ lược ý kiến tư vấn của ASV liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý khách hàng trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật. Hy vọng ý kiến tư vấn của ASV sẽ hữu ích cho Quý khách.

Công ty Luật Ánh Sáng Việt chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp với đội ngũ chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp. Quý khách hàng cần tư vấn cụ thể và hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đến đường dây nóng: 0961 204 082.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn