skip to Main Content

THỦ TỤC XIN CẤP VISA LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

1. Căn cứ pháp lý

– Luật số 47/2014/QH2013 – Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 

– Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài.

– Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

2. Visa lao động tại Việt Nam là gì?

Visa lao động tại Việt Nam là loại visa được Chính Phủ Việt Nam cấp cho người nước ngoài với mục đích lao động và được áp dụng cho người có đủ điều kiện kiện về giấy phép lao động hoặc đủ điều kiện làm việc theo quy định của luật lao động Việt Nam.

3. Thời hạn của visa lao động tại Việt Nam là bao lâu?

Thời hạn tối đa của visa lao động từ 3 tháng đến 1 năm (12 tháng). 

4. Các loại visa lao động tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay có những loại visa lao động sau:

– Visa LĐ 1 là loại visa cấp cho người nước ngoài có Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động (còn gọi là Miễn giấy phép lao động). Họ thường là Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật làm việc theo hình thức chuyển từ công ty mẹ tại nước ngoài sang công ty con/Văn phòng đại diện/Chi nhánh/Địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.

– Visa LĐ 2 là loại visa cấp cho người nước ngoài có Giấy phép lao động. Họ thường là Nhà quản lý, Giám đốc điều hành, Chuyên gia, Lao động kỹ thuật làm việc theo hình thức Hợp đồng lao động.

5. Điều kiện xin visa lao động tại Việt Nam

– Có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp GPLĐ (gọi tắt là Miễn giấy phép lao đông).

– Hộ chiếu còn thời hạn theo quy định.

– Không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh hoặc bị trục xuất khỏi Việt Nam.

6. Hồ sơ xin visa lao động

– Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức (Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện…..Doanh nghiệp, tổ chức phải nộp trong trường hợp lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Giấy chứng nhận sử dụng mẫu dấu hoặc Thông báo sử dụng con dấu của doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan Đăng ký kinh doanh.

– Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức (NA16).(Nộp tờ khai này trong trường hợp công ty lần đầu nộp hồ sơ tại Cơ quan xuất nhập cảnh)

– Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).

– Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.

– Bản sao có chứng thực giấy phép lao động (đối với visa LĐ2) hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động (đối với visa LĐ1)

– Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài (Trong một số trường hợp Cơ quan xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu)

Hồ sơ xin visa lao động nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành  phố nơi doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở chính.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn