skip to Main Content

Thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 20, Nghị định 126/2014 hướng dẫn chi tiết về luật hôn nhân và gia đình

Bước 1: Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

-Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

-Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).

Bước 2: Nộp hồ sơ

Một trong hai bên kết hôn nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy tiếp nhận hồ sơ rồi ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cán bộ hướng dẫn nam, nữ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Sở tư pháp có trách nhiệm xử lý hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở tư pháp có trách nhiệm:

+ Tiến hành phỏng vấn nam nữ để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước

Nếu hai bên chưa hiểu nhau thì sau thời hạn 30 ngày, sẽ được phỏng vấn lại ( kể từ ngày phỏng vấn trước)

+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, nếu cần công an trợ giúp thì cần có văn bản

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Căn cứ theo điều 23, nghị định 126/2014)

Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam, nữ, nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ kết hôn, ý kiến của cơ quan công an (nếu có), Sở Tư pháp báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Sở Tư pháp, UBND cấp tỉnh cấp giấy phép đăng ký kết hôn nếu  xét thấy hai bên đều đáp ứng đủ điều kiện kết hôn.

Sau đó UBND cấp tỉnh trả hồ sơ lại cho Sở tư pháp để tổ chức lễ kết hôn

Bước 5: Tổ chức lễ kết hôn tại Sở tư pháp (Căn cứ điều 24, nghị định 126/2014)

Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam không quá 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. (Căn cứ theo Điều 22, nghị định 126/2014)

Công ty Luật Ánh Sáng Việt cung cấp các dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp về Hôn nhân và gia đình. Quý khách hàng cần tư vấn vui lòng liên hệ đến hotline hoặc đến văn phòng chúng tôi theo địa chỉ:

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Công ty Luật Ánh Sáng Việt:

  1. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
  2. Khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn

 

 

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn