skip to Main Content

“THẦN THÁNH HÓA” CÔNG DỤNG – QUẢNG CÁO GIAN DỐI CÓ BỊ PHẠT?

Câu hỏi: Cuối năm ngoái, tôi xem trên nền tảng mạng xã hội và thấy nhãn hàng A giới thiệu sản phẩm trị nám, được quảng cáo dùng sẽ sạch nám “hoàn toàn” trong vòng 3 tháng, tôi mua về dùng thử đến nay là 5 tháng rồi vẫn chưa thấy khỏi mà da mặt còn sạm, mẩn đỏ, xấu hơn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu như tôi kiện nhãn hàng đó thì sẽ kiện về tội gì? 

Luật sư trả lời: 

Hiện nay, có rất nhiều nhãn hàng, người kinh doanh có hành vi quảng cáo một cách “thần thánh hóa” sản phẩm mà họ kinh doanh, nhằm đạt mục đích tăng doanh thu, thu lợi nhuận. Nhưng sản phẩm lại không đúng với những gì họ quảng cáo trên các nền tảng xã hội, thậm chí còn có tác dụng phụ hay chứa những hoạt chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đây được xem là hành vi quảng cáo gian dối đối với người tiêu dùng theo quy định của Pháp luật Việt Nam. 

Đối với hành vi này của nhãn hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo, chị có thể khởi kiện về Tội quảng cáo gian dối và tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật. 

Căn cứ Nghị định 28/2021/ NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo có đưa ra những quy định xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo gian dối đối với trường hợp trên, nhãn hàng A có quảng cáo sử dụng từ “sạch nám hoàn toàn”, theo điểm a khoản 2 Điều 34 thì Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. 

Thêm vào đó, theo khoản 5 Điều này: 

      “Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố”

Và hình phạt bổ sung theo khoản 7 Điều này: 

“Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.”

Ngoài ra, Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về mức phạt hình sự  đối với hành vi này:

  • Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là quan điểm của Luật sư Công ty Luật Ánh Sáng Việt xin giải đáp câu hỏi của chị.

Mọi thắc mắc quý anh/chị có thể liên hệ với phần thông tin bên dưới. 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

CÔNG TY LUẬT ÁNH SÁNG VIỆT

Trụ sở: Phòng 3B1, Tòa B - Sun Square, Số 21 Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 6117 

Hotline: 0936.214.556

Website: luatanhsangviet.comhttp://asvlaw.net

Email: luatanhsangviet@gmail.com

Back To Top
Search
Đăng ký tư Vấn